Khuyến mại 280k

7 Nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh và cách khắc phục

7 Nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh và cách khắc phục

Ngày cập nhật:

9/10/2023

Tràn băng vệ sinh trong ngày "đèn đỏ" là tình trạng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải, không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến công việc và cả sinh hoạt thường ngày. Do đó, việc nắm được 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh sẽ giúp cho nữ giới có thể điều chỉnh và chủ động hạn chế được tình trạng này xảy ra. Hãy cùng Kênh Sức khỏe Online tìm hiểu ngay những nguyên nhân bị tràn băng vệ sinh, cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn cũng như một số lưu ý cần biết được chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây nhé!

Nội Dung Bài Viết[Click]

7 Nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh thường gặp

Trong kỳ "nguyệt san", chị em phụ nữ không chỉ gặp phải các dấu hiệu như mệt mỏi, đau bụng, nhức đầu, buồn nôn… mà tràn băng vệ sinh cũng là một trong những tình trạng rất thường gặp. Theo đó, dưới đây là tổng hợp 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh phổ biến mà nữ giới cần lưu ý để khắc phục hiện tượng này:

1. Sử dụng các loại băng vệ sinh không phù hợp

Việc băng vệ sinh có bị tràn hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như lượng máu kinh, độ dài, kích thước và khả năng thấm hút của sản phẩm băng mà chị em sử dụng. Trên thị trường hiện nay đã và đang có rất nhiều loại băng vệ sinh khác nhau, điển hình là băng vệ sinh hàng ngày hay loại ban ngày, ban đêm, băng vệ sinh không cách hoặc có cánh… để nữ giới lựa chọn sao cho phù hợp với bản thân mình. Nếu như kinh nguyệt ra nhiều mà chị em lại dùng loại nhỏ, ít thấm hút thì đây chính là nguyên nhân bị tràn băng vệ sinh.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn lựa băng vệ sinh kháng khuẩn, kháng mùi và thích hợp cho làn da để hạn chế mùi khó chịu của kinh nguyệt, phòng tránh dị ứng cũng như ngăn ngừa các bệnh phụ khoa nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm nấm Candida…

7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh

2. Lựa chọn đồ lót không đúng kích cỡ với cơ thể

Mặc dù có thể nhiều chị em chưa thật sự để ý, nhưng việc mặc đồ lót với kích cỡ không phù hợp lại là 1 trong 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh thường gặp. Như chúng ta đã biết thì băng vệ sinh cần được dán vào đáy quần chip, chính vì thế nếu bạn mặc quần quá rộng hay quá chật thì đều có thể khiến cho băng vệ sinh bị lệch sang bên. Đặc biệt là trong lúc đi lại, vận động lại càng dễ làm lệch băng, kết quả là kinh nguyệt bị dây hoặc tràn ra ngoài làm bẩn quần áo và khiến chị em e ngại, mất tự tin.

3. Không thay băng vệ sinh đúng giờ gây tràn băng

Vì một nguyên nhân nào đó như bận rộn công việc, không tiện thay hay thậm chí là lười thay băng vệ sinh có thể là nguyên nhân gây tràn băng. Các chuyên gia cho biết sau khoảng từ 4 - 5 tiếng, nữ giới nên thay băng vệ sinh mới để tránh tràn cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.

Tuy nhiên, tần suất thay băng còn tùy thuộc vào lượng máu kinh và loại băng vệ sinh mà chị em đang sử dụng ra sao. Nếu lượng "nguyệt san" nhiều mà băng vệ sinh đang dùng lại có kích thước nhỏ hoặc có cảm giác không thoải mái thì bạn nên chủ động thay sớm hơn so với mốc thời gian kể trên.

4. Nữ giới vận động mạnh trong ngày kinh nguyệt

Khi nhắc tới các nguyên nhân bị tràn băng vệ sinh thì còn phải kể đến việc chị em vận động mạnh như chạy, nhảy, luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao… Những hoạt động này có thể khiến cho lượng máu kinh ra nhiều hơn, đồng thời băng vệ sinh không được giữ đúng vị trí, lệch ra bên ngoài và dẫn đến tràn băng gây khó chịu.

Không chỉ vậy, khi vận động mạnh trong ngày "đèn đỏ" còn là nguyên nhân khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây mệt mỏi, vùng kín ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

5. Chất lượng của băng vệ sinh không đảm bảo

Hiện nay có rất nhiều loại băng vệ sinh với mẫu mã, thương hiệu, nơi sản xuất… khác nhau đang được bày bán trên thị trường. Do đó, chị em phải lưu ý trong quá trình tìm mua, lựa chọn những sản phẩm rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất và hạn sử dụng, nên chọn băng vệ sinh đến từ thương hiệu uy tín, có tem mác đầy đủ. Việc mua và sử dụng phải hàng giả, hàng nhái, băng vệ sinh kém chất lượng không những là 1 trong 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương, nhiễm trùng vùng kín.

6. Chế độ sinh hoạt trong ngày kinh thiếu khoa học

Rối loạn kinh nguyệt, lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường cũng có khả năng là nguyên nhân bị tràn băng vệ sinh mà không ít nữ giới đang gặp phải. Đặc biệt, tình trạng này thường sẽ xảy ra ở những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài… Nội tiết tố trong cơ thể chị em phụ nữ cũng vì thế mà bị rối loạn thất thường, kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu kinh gây tràn băng.

7. Chế độ ăn uống hàng ngày không lành mạnh

Bên cạnh những thói quen sinh hoạt chưa khoa học thì chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh trong ngày kinh nguyệt cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố, và đây có thể là 1 trong 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh do lượng máu kinh ra nhiều hơn.

Theo đó, để chu kỳ kinh nguyệt được ổn định, hạn chế đau bụng khó chịu thì chị em cần tránh sử dụng bia rượu, caffeine, thực phẩm chiên rán, đồ chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường. Thay vì thế, bạn hãy xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều nước, rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu, sữa chua…

Nguyên nhân bị tràn băng vệ sinh

Cách dùng băng vệ sinh không bị tràn

Mặc dù nghe qua có vẻ là điều hiển nhiên và rất đơn giản, thế nhưng thực tế là chưa chắc tất cả mọi chị em phụ nữ đều nắm được cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn sao cho đúng, cách mặc băng vệ sinh không bị tràn như thế nào. Để khắc phục được hiện tượng tràn băng vệ sinh gây phiền phức thì bạn nên tham khảo và thực hiện theo những biện pháp dưới đây:

Lựa chọn sản phẩm băng vệ sinh sao cho phù hợp

Như đã chia sẻ trước đó, việc sử dụng sản phẩm không phù hợp chính là 1 trong 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh thường gặp. Bởi vậy, khi lựa chọn băng vệ sinh sao cho thích hợp với cơ thể thì chị em nên lưu ý đến một số điểm bao gồm:

Kích thước, độ dày: Kích thước của băng vệ sinh cần phù hợp với lượng máu kinh. Giả sử trong ngày nhiều thì nên chọn loại dày và to hơn, khi đi ngủ nên sử dụng loại ban đêm để chống tràn, còn vào những ngày cuối của kỳ kinh nguyệt thì bạn có thể dùng loại băng vệ sinh có kích thước nhỏ và mỏng hơn để tạo cảm giác thoải mái.

Kiểu dáng: Ngoài loại băng vệ sinh thông thường, trên thị trường hiện nay đã có cả loại băng vệ sinh dạng quần. Bạn có thể tham khảo sản phẩm này và cách mặc băng vệ sinh không bị tràn nếu như lượng dịch ra nhiều.

Khả năng thấm hút: Với công nghệ ngày càng hiện đại như ngày nay thì các sản phẩm băng vệ sinh cũng được thiết kế với mức độ thấm hút tốt hơn. Mặc dù vậy bạn vẫn nên tham khảo, dùng thử để chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với mình.

Hướng dẫn cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn

Dưới đây là các bước trong cách dùng băng vệ sinh không bị tràn để chị em tìm hiểu:

• Bước 1: Rửa tay sạch sẽ, tháo bỏ vỏ ngoài và lớp chống dính của băng vệ sinh.

• Bước 2: Dán băng vệ sinh vào đáy quần lót sao cho vị trí nằm đúng ở phía dưới âm đạo, không bị xô lệch so với quần. Đối với loại băng vệ sinh có cánh thì bạn cần dán hai bên cánh ở mặt ngoài của quần lót.

• Bước 3: Mặc quần và điều chỉnh lại sao cho đúng vị trí đồng thời bạn cảm thấy thoải mái. Vỏ băng mới có thể sử dụng để bọc ngoài băng vệ sinh cũ trước khi vứt.

• Bước 4: Vệ sinh lại hai tay cho sạch sẽ, lưu ý thay băng đúng giờ ở những lần sau.

Cách dùng băng vệ sinh không bị tràn

Bao nhiêu lâu thì nên thay băng 1 lần?

Việc thay băng vệ sinh đúng giờ là điều quan trọng, cần thiết mà chị em phụ nữ phải lưu ý để vừa hạn chế hiện tượng tràn băng, vừa đảm bảo cho vùng kín được sạch sẽ, không bị ngứa ngáy hay nhiễm trùng. Vậy nữ giới bao lâu nên thay băng vệ sinh một lần?

Đội ngũ chuyên gia Sản phụ khoa khuyến cáo, chị em nên thay băng vệ sinh sau khoảng 4 - 5 tiếng sử dụng, kể cả khi lượng máu kinh ra ít để phòng tránh viêm nhiễm. Trong trường hợp lượng máu kinh ra nhiều thì bạn nên thay sớm hơn nhằm tránh rò rỉ, gây mùi khó chịu. Nữ giới có thể theo dõi mức độ băng vệ sinh đã đầy hay chưa trong mỗi lần đi vệ sinh hoặc tự mình cảm nhận. Nếu như bạn có cảm giác ướt, nặng thì tốt hơn hết là nên thay mới.

Vào ban đêm, do bạn sẽ ngủ liên tục từ 7 - 8 giờ đồng hồ nên hãy lựa chọn loại băng vệ sinh có độ dày và kích thước lớn hơn giúp dễ dàng thấm hút, tránh bị tràn ra ngoài.

XEM THÊM:

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ

Những lưu ý khi sử dụng băng vệ sinh

Ngoài việc tìm hiểu 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh và lưu ý giúp cải thiện tình trạng, để đảm bảo sử dụng băng vệ sinh an toàn thì chị em nên nắm được một số điều sau:

• Nên lựa chọn tìm mua và sử dụng các loại băng vệ sinh có thương hiệu uy tín, bảo đảm chất lượng tốt, dễ chịu khi dùng và còn ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm.

• Kiểm tra kỹ hạn sử dụng, bao bì bên ngoài của sản phẩm trước khi mua.

• Chị em cần vệ sinh hai tay sạch sẽ trước và sau thời điểm thay băng vệ sinh để phòng tránh trường hợp vi khuẩn trên tay dính vào bề mặt của băng.

• Không nên lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày, bởi việc thường xuyên sử dụng loại băng này sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm.

• Dù lượng máu kinh ít thì bạn cũng cần thay băng sau khoảng 4 - 5 tiếng, nếu như ra nhiều hơn thì nên thay sớm hơn thời gian trên.

• Trong quá trình sử dụng băng vệ sinh, nếu như bạn cảm thấy ngứa rát, kích ứng thì cần kiểm tra, thay loại băng khác hoặc đi khám nếu các triệu chứng kéo dài.

• Không được vứt băng vệ sinh vào bồn cầu gây tắc nghẽn, bạn nên cuộn gọn băng cũ lại rồi gói vào trong vỏ ngoài của băng mới sau đó vứt vào thùng rác.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh mà chị em phụ nữ thường hay gặp phải, đồng thời hướng dẫn cách mặc băng vệ sinh không bị tràn để tránh gây khó chịu trong ngày "đèn đỏ". Bên cạnh việc nắm được những nguyên nhân bị tràn băng vệ sinh, cách sử dụng băng vệ sinh không bị tràn thì nữ giới cũng nên lưu ý lựa chọn sử dụng các sản phẩm băng vệ sinh có thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu còn có câu hỏi nào khác hay cần tư vấn bệnh phụ khoa, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0367402884 để nhanh chóng được bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh giải đáp miễn phí.

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline