Khuyến mại 280k

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Ngày cập nhật:

9/10/2023

Tìm cách chống tràn băng vệ sinh khi ngủ hay làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ là vấn đề được nhiều bạn gái quan tâm mỗi khi kinh nguyệt ghé thăm. Trong những ngày đèn đỏ, ngoài những lo lắng về sức khỏe như đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, uể oải thì chị em phụ nữ còn có một nỗi lo thầm kín nữa đó là làm sao để không bị tràn băng trong lúc ngủ. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng, vì có nhiều cách chống tràn băng khi ngủ mà bạn có thể thử áp dụng để đảm bảo giấc ngủ của mình luôn thoải mái và không bị gián đoạn vào những ngày "đèn đỏ". Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Nguyên nhân bị tràn băng khi ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ đã dùng băng vệ sinh nhưng sáng ngủ dậy vẫn thấy máu kinh nguyệt dính ra quần áo hoặc chăn đệm. Nguyên nhân bị tràn băng vệ sinh khi ngủ thường là do:

Băng vệ sinh không phù hợp: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại băng vệ sinh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của chị em phụ nữ như loại ban ngày, ban đêm, loại hàng ngày, loại có cánh, loại không có cánh,... với đa dạng kích thước độ dài và dày khác nhau ghi rõ trên mỗi loại bao bì. Với những ngày đầu hành kinh, kinh nguyệt ra nhiều thì nên chọn loại thấm hút tốt, dài, to và đủ độ dày. Vào ban đêm thì dùng loại chuyên ban đêm dài 35-40 cm, vào những ngày cuối hành kinh, kinh ít có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày.

Quên thay băng vệ sinh: Bác sĩ khuyến cáo rằng sau khoảng 4-6 tiếng thì chị em nên thay băng một lần vừa để đảm bảo không bị tràn băng vệ sinh, không mùi, giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ. Đối với những người ra nhiều kinh nguyệt, hoặc mắc bệnh phụ khoa thì khung giờ thay băng sẽ rút ngắn hơn. Để dễ nhớ, chị em khi thấy băng đã ướt khoảng 40-60% thì bạn có thể thay băng vệ sinh được rồi, nếu không chịu thay, để lâu thì tình trạng tràn băng khi ngủ rất dễ xảy ra.

Mặc quần lót không đúng size: Vì băng vệ sinh được dính vào quần lót nên khi kích thước quần quá rộng hoặc quá chật cũng sẽ khiến băng bị xô lệch, đặc biệt khi bạn ngồi xuống hoặc đứng lên hoặc xoay mình lúc ngủ thì tình trạng lệch băng khiến kinh nguyệt tràn ra ngoài rất dễ xảy ra.

Chất lượng băng vệ sinh không tốt: Những sản phẩm băng vệ sinh kém chất lượng, thấm hút không tốt chính là nguyên nhân khiến kinh nguyệt tràn ra ngoài, đặc biệt với những chị em ra kinh nguyệt nhiều. Mặt khác, khi sử dụng băng vệ sinh loại không tốt thì thì sức khỏe cũng bị ảnh hưởng đặc biệt là nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa và khiến vùng kín có mùi hôi.

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Để giải đáp cho thắc mắc làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ thì chị em trong kỳ kinh nguyệt có thể tham khảo những cách sau:

Sử dụng loại băng vệ sinh phù hợp: Với những chị em hay thay đổi tư thế ngủ hoặc thức dậy nhiều vào ban đêm, thì chị em nên chọn loại băng vệ sinh sử dụng cho ban đêm, đồng thời có thể thêm tấm lót chống thấm bên dưới để có thể yên tâm, và ngủ ngon hơn vào ban đêm, để giấc ngủ không bị gián đoạn.

Dùng 2 băng vệ sinh: Trường hợp kinh nguyệt tràn ngược phía sau thì chị em có thể dùng một miếng băng vệ sinh hàng ngày để lót phía sau. Do băng vệ sinh hàng ngày không quá dày, mỏng nhẹ và độ chống tràn hiệu quả, thấm hút nhanh nên không gây khó chịu cho chị em mỗi khi đi ngủ.

Dán băng vệ sinh đúng vị trí: Khi đã chọn được băng vệ sinh phù hợp thì cách để không bị tràn băng vào buổi tối khi đi ngủ là chị em nên dán băng đúng vị trí ở ngay dưới âm đạo, và chọn quần lót phù hợp, không nên mặc đồ rộng, khi mặc lên nếu thấy lệch cần chỉnh lại cho đến khi thoải mái.

Sử dụng quần lót nguyệt san: Đây là cách không bị tràn băng khi ngủ ít người biết đến bởi thông thường mỗi khi đến kỳ mọi người sẽ dùng băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san, hoặc tampon. Quần lót nguyệt san được thiết kế với 4 lớp gồm có đệm thấm hút, có đệm dài 35-40cm để thấm hút tốt giúp chị em luôn khô thoáng, thoải mái vào ngày đèn đỏ. Quần có thể mặc đi mặc lại và giặt như quần áo bình thường. Khi sử dụng xong một quần lót nguyệt san thì cần phải mang đi giặt ngay, hạn chế giặt máy, và chi phí cho phương pháp này cũng cao hơn.

Sử dụng cốc nguyệt san: Chống tràn băng vệ sinh khi đi ngủ với cốc nguyệt san là một cách giấc ngủ của bạn luôn thoải mái và không bị gián đoạn vào thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên bạn cần phải chọn đúng loại cốc phù hợp với lưu lượng kinh nguyệt của mình và sử dụng cốc nguyệt san đúng cách để đảm bảo kinh nguyệt không bị tràn ra ngoài.

Sử dụng Tampon: Một loại băng vệ sinh có hình dạng ống tròn nhét vào bên trong âm đạo, khi kinh nguyệt chảy ra, tampon sẽ thấm hút và không để kinh tràn ra ngoài. Cũng giống như cốc nguyệt san, trên thị trường có nhiều loại Tampon có kích thước khác nhau vì vậy bạn phải lựa chọn loại Tampon phù hợp với lưu lượng máu kinh của mình. Nếu chị em có kinh nguyệt ra nhiều thì cần sử dụng loại Tampon có độ thấm hút lớn. Và Tampon cần được đặt vào đúng vị trí và độ sâu thích hợp.

Mặc dù có nhiều sản phẩm giúp chị em có thể vượt qua một kỳ hành kinh thoải mái mà không lo bị tràn ra ngoài, nhưng sản phẩm băng vệ sinh vẫn có một vị trí quan trọng, bởi sự tiện lợi, chi phí rẻ và dễ sử dụng đối với chị em phụ nữ.

Cách chống tràn băng vệ sinh khi ngủ

Cách dán băng vệ sinh không bị tràn khi ngủ

Mặc dù chỉ là hành động dán miếng dán băng vệ sinh vào đáy quần lót, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu không biết cách để không bị tràn băng thì có thể tham khảo mẹo nhỏ giúp chị em an tâm hơn khi dùng băng vệ sinh mà không lo tràn ra ngoài:

Chọn quần lót có chất liệu phần đáy có thể dính keo tốt, độ co giãn vừa phải: Trong những ngày "đèn đỏ" ghé thăm, chị em nên mặc đồ thoải mái, chọn quần lót chất cotton co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời với chất liệu này thì cũng dễ bám dính tốt với keo dính của băng vệ sinh hơn vì thế chị em sẽ đỡ phải lo lắng băng sẽ bị dịch chuyển trong lúc xoay người khi ngủ.

Dán băng vệ sinh phù hợp và không bị lệch: Sau khi chọn được chiếc quần lót có độ kết dính tốt thì chị em cũng nên tìm loại băng vệ sinh có phần dính chắc chắn, chỉ cần bóc miếng dán băng vệ sinh ra sau đó dán ngay ngắn ở đáy quần sao cho miếng băng dán nằm dưới âm đạo. Chú ý đến vị trí dán không nên lùi ra trước hoặc lùi về sau quá nhiều, nên dùng loại băng vệ sinh có cánh thì khi dán mặt dưới quần sẽ cố định, chắc chắn hơn. Miết nhẹ phần keo ở mặt cánh sẽ giúp băng vệ sinh dính chắc hơn.

Mặc quần lót và kiểm tra: Khi mặc quần lót vào như bình thường, cảm nhận vị trí của miếng băng đã vừa vặn, thoải mái chưa, nếu thấy chưa chắc chắn, vẫn bị xê dịch thì nên tháo miếng băng ra và dán lại. Đảm bảo vị trí của miếng băng sao cho vừa vặn để không bị tràn băng khi ngủ.

Tư thế ngủ để không bị tràn băng

Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến nguy cơ tràn kinh nguyệt, cụ thể khi chị em ngủ trở mình quá nhiều sẽ khiến băng vệ sinh dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu nên khi kinh nguyệt trào ra có thể sẽ bị tràn. Vậy đến tháng nằm như thế nào để không bị tràn băng? Theo lời khuyên của các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hà Nội thì tư thế nằm để không bị tràn băng phổ biến đó là nằm nghiêng sang bên phải và co người. Đây cũng là tư thế được xem là có tác dụng giảm đau bụng trong kỳ hành kinh.

Tư thế ngủ để không bị tràn băng

Khi nằm ở tư thế này, chị em sẽ cảm thấy dễ chịu, không ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, giúp chị em dễ đi vào giấc ngủ hơn, tránh bị giật mình và gặp ác mộng. Ngoài ra, để cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ, chị em có thể áp dụng cách chườm ấm bụng hoặc dùng thuốc giảm đau.

Tư thế nằm để không bị tràn băng tiếp theo đó là nằm ngửa và kê gối dưới đầu gối - tư thế này cũng mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho nữ giới mỗi khi vào những ngày hành kinh. Nằm ngửa sẽ giúp chị em tránh được tình trạng đau lưng, và đau bụng dưới, khi kê một chiếc gối dưới đầu gối sẽ tạo sự thoải mái, giúp phần cột sống bớt nhức mỏi, từ đó hạn chế những cơn đau.

Chị em rất lo lắng khi đi ngủ cơ thể sẽ không tự chủ được trở mình nhiều khiến băng vệ sinh không thấm hút hết kinh khiến kinh tràn ra ngoài. Nếu chị em sử dụng các miếng băng vệ sinh dành riêng cho ban đêm hoặc có dùng thêm băng hàng ngày ở phía sau thì có thể thoải mái ngủ mà không lo kinh sẽ tràn ra khỏi băng nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Con gái đi ngủ có nên mặc đồ lót không

Cách chữa rong kinh nhanh nhất tại nhà

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường bao nhiêu ngày

Lưu ý giúp bạn thoải mái hơn trong ngày nguyệt san

Chọn đúng băng vệ sinh phù hợp và các tư thế nằm để không bị tràn băng là chưa đủ để đảo bảo kinh nguyệt không thể tràn ra khỏi băng trong suốt những ngày hành kinh. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp chị em có thêm nhiều mẹo, tăng tính an toàn và thoải mái khi dùng băng vệ sinh vào những ngày kinh nguyệt ghé thăm.

• Chị em nên thường xuyên kiểm tra băng vệ sinh đã thấm bao nhiêu rồi, có bị lệch hay dấu hiệu tràn hay không. Mỗi người sẽ nắm được lịch trình và hiểu rõ cơ thể như vậy sẽ ước lượng được thời gian cần thay băng mới tiếp theo. Nếu cảm thấy dòng chảy kinh nguyệt ra nhiều hơn thì có thể rút ngắn thời gian thay băng lại.

• Trong những ngày này nếu chị em phải vận động nhiều và thường xuyên bị căng thẳng thì lượng kinh nguyệt tiết ra cũng không đồng đều nên cách để không bị tràn băng đó là thường xuyên kiểm tra băng vệ sinh nhé.

• Mặc đồ lót phù hợp, vừa vặn với cơ thể, hoặc chị em cũng có thể chọn quần có lớp co giãn tốt, bám keo tốt, hoặc chiếc quần dày dặn ôm sát cơ thể nhưng không bó quá như vậy sẽ giúp cố định miếng băng vệ sinh và có thể chữa cháy cho trường hợp băng vệ sinh đã đầy mà chưa kịp thay.

• Mẹo nhỏ để chị em yên tâm hơn đó là sử dụng thêm một miếng dán hàng ngày ở phía sau, vuông góc với miếng dán thông thường vừa để mở độ dài của mặt băng, vừa có thể ngăn chặn máu kinh chảy ngược về phía sau trong khi ngủ.

Làm sao để không bị tràn băng khi ngủ

• Hạn chế vận động mạnh trong những ngày này để dòng chảy kinh ổn định và băng vệ sinh có thể giữ chặt hơn. Bởi khi cơ thể ở nhiệt độ cao, mồ hôi ra nhiều sẽ khiến phần keo dán ở băng vệ sinh dễ bong tróc, lệch, gấp lại, co dúm so với vị trí ban đầu. Điều này không chỉ khiến chị em cảm thấy khó chịu mà dễ bị "lộ hàng" do miếng băng cộm lên, gây mất thẩm mỹ.

• Để ngủ ngon hơn mà không lo tràn băng thì có thể lót miếng chống thấm bên dưới, như vậy sẽ yên tâm hơn, kinh nguyệt có tràn ra, dính vào quần áo cũng không làm bẩn đệm hay ga giường.

• Vào những ngày hành kinh, để cơ thể thoải mái hơn thì chị em nên đi ngủ vào một khung giờ cố định, nên ngủ sớm bởi cơ thể đang khó chịu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nên chọn những tư thế nằm để không bị tràn băng và cơ thể cảm thấy thoải mái, khi ngủ sẽ không bị tỉnh giấc giữa đêm. Cần tránh tư thế nằm sấp bởi tư thế này khiến cơ quan nội tạng bị nén xuống, tác động mạnh đến ngực, bàng quang, tử cung gây chèn ép, cản trở quá trình lưu thông máu khiến cho tình trạng đau bụng dữ dội hơn.

• Chú ý môi trường, phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, đồ dùng gọn gàng sẽ giúp không gian thoải mái, khí lưu thông tốt cơ thể sẽ bớt khó chịu bên trong hơn.

• Tắm nước ấm vừa giúp chị em đỡ được cảm giác đau bụng và cảm thấy cơ thể thoải mái hơn.

• Vận động nhẹ nhàng vào những ngày hành kinh để máu lưu thông tốt hơn mà không khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Chị em có thể đi bộ, tập yoga,...

• Mặc đồ ngủ thoải mái để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

• Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch tẩy rửa, lau khô trước khi mặc đồ, rửa sạch tay trước khi thay băng để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây chị em đã biết cách làm thế nào để không bị tràn băng khi ngủ và các tư thế ngủ giúp chị em cảm thấy thoải mái. Nhìn chung chị em nên chú ý đến chất lượng thấm hút của băng vệ sinh thật tốt để khi ngủ lâu cũng không lo tràn băng. Vào những ngày này chị em nên chú ý nhiều hơn đến vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo đồ lót phù hợp nhé. Hy vọng qua bài viết chị em đã có thêm cách giúp chống tràn băng vào ban đêm để có giấc ngủ ngon hơn, những ngày hành kinh sẽ không còn khó chịu mà luôn tự tin, thoải mái.

Ngoài ra, nếu đang gặp vấn đề về kinh nguyệt rối loạn bất thường hay cần tư vấn sức khỏe phụ khoa thì bạn hãy liên hệ tới tổng đài 0367402884 để được các bác sĩ phòng khám đa khoa uy tín Hưng Thịnh hỗ trợ giải đáp tận tình, hoàn toàn miễn phí.

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline