Khuyến mại 280k

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai, quan hệ an toàn tránh thai

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai, quan hệ an toàn tránh thai

Ngày cập nhật:

18/9/2023

Tìm hiểu cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai hay cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn tránh có thai ngoài ý muốn là thắc mắc thường gặp của nhiều cặp đôi. Kinh nguyệt xuất hiện từ tuổi dậy thì cho thấy nữ giới đã có khả năng sinh sản, do đó việc hiểu rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình cũng như có thể mang thai và tránh thai hiệu quả hơn. Trong bài viết ngày hôm nay, đội ngũ chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ những thông tin cần biết về cách tính ngày kinh nguyệt để có thai và cách tính ngày quan hệ an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt mời các bạn cùng tham khảo.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là gì?

Để có thể hiểu rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn hoặc tăng tỷ lệ mang thai, trước tiên chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm được chu kỳ kinh nguyệt là gì. Theo đó, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, xuất hiện từ khi nữ giới bước vào giai đoạn tuổi dậy thì và kết thúc khi người phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Còn chu kỳ kinh nguyệt là thuật ngữ được dùng để mô tả về chuỗi thay đổi về mặt sinh lý hàng tháng của nữ giới.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Về cách tính chu kỳ kinh nguyệt của con gái, một chu kỳ sẽ được tính từ ngày "đèn đỏ" đầu tiên của kỳ kinh này cho đến ngày đầu có kinh nguyệt của kỳ kinh kế tiếp đó. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ có độ dài khoảng 28 - 32 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng nếu như chu kỳ kinh nguyệt của mình dao động từ 21 - 35 ngày nhưng khoảng cách giữa các chu kỳ vẫn đều đặn, không có dấu hiệu bất thường.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, số ngày chị em có kinh nguyệt diễn ra khoảng 3 - 7 ngày và mất đi một lượng máu từ 50 - 80ml. Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt của bạn quá ngắn hoặc quá dài, giai đoạn hành kinh nhiều hơn 7 ngày, máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, kinh nguyệt không xuất hiện 3 kỳ liên tiếp hoặc 3 tháng trở lên… thì chứng tỏ bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn cụ thể.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?

Chu kỳ kinh diễn ra như thế nào cũng là một vấn đề quan trọng mà nữ giới cần nắm được nếu muốn biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai hoặc tránh thai như ý muốn. Vào mỗi tháng, trứng trưởng thành sẽ được giải phóng từ buồng trứng và đi xuống ống dẫn trứng để đợi gặp tinh trùng. Nếu như trứng và tinh trùng kết hợp thành công với nhau thì quá trình thụ thai sẽ diễn ra. Ngược lại trứng không được thụ tinh sẽ chết đi, đồng thời niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu và được đào thải ra khỏi âm đạo dẫn đến kinh nguyệt.

Các bác sĩ giải đáp, một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn kinh nguyệt: Khi sự thụ tinh không xảy ra, nồng độ hormone Estrogen và Progesterone sẽ giảm xuống khiến cho lớp niêm mạc tử cung bong ra. Trứng không được thụ tinh với tinh trùng sẽ bị giải phóng ra khỏi cơ thể cùng với máu, chất nhầy, các mảnh vụn niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

Giai đoạn nang trứng: Giai đoạn này sẽ diễn ra cùng lúc với giai đoạn kinh nguyệt, sau đó kết thúc vào thời điểm rụng trứng. Hormone được giải phóng từ tuyến yên sẽ kích thích buồng trứng sản xuất ra các nang trứng nhỏ. Các nang trứng trưởng thành sẽ khiến nội tiết tố Estrogen thay đổi và làm niêm mạc tử cung từ từ dày lên.

Giai đoạn rụng trứng: Đây là giai đoạn được gọi là thời điểm "vàng" để mang thai. Cụ thể, buồng trứng sẽ giải phóng trứng trưởng thành xuống ống dẫn trứng đợi tinh trùng và tiến hành thụ tinh. Trong vòng tối đa 24 tiếng, nếu như trứng không được thụ tinh thì sẽ chết đi hoặc tan ra trong cơ thể.

Giai đoạn hoàng thể: Khi nang trứng giải phóng trứng thì hoàng thể cũng diễn ra. Đối với trường hợp xảy ra sự thụ tinh, hoàng thể được duy trì bởi hormone Gonadotropin để lớp niêm mạc tử cung trở thành môi trường thuận lợi cho thai phát triển. Trái lại, nếu nữ giới không mang thai thì hoàng thể bị co lại, cơ thể tái hấp thụ đồng thời hormone sinh dục giảm đi và bắt đầu một chu kỳ mới.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai

Xem thêm:

Cách tính ngày rụng trứng để thụ thai

Dấu hiệu có thai sớm khi chưa đến kỳ kinh

Những thay đổi của nữ giới khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Như chúng ta đã biết, kinh nguyệt xuất hiện do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố cơ thể nữ giới. Chính vì thế, khi chuẩn bị và đến kỳ kinh nguyệt thì chị em phụ nữ cũng sẽ nhận thấy một số triệu chứng nhận biết trên cơ thể như dưới đây:

- Đau vùng bụng dưới: Nội tiết tố sinh dục nữ thay đổi khiến cho tử cung bị co thắt để chuẩn bị cho quá trình đào thải lớp niêm mạc tử cung, mức độ đau ở mỗi người là khác nhau, có thể từ nhẹ đến nặng.

- Ngực đau và căng tức: Hai bầu ngực căng hơn bình thường, gia tăng về kích thước và có cảm giác hơi sưng đau cũng là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt.

- Ra nhiều khí hư: Tình trạng tăng tiết dịch âm đạo khi gần đến kỳ kinh nguyệt cũng rất thường gặp, điều này khiến cho vùng kín của chị em ẩm ướt và khó chịu.

- Nổi nhiều mụn trứng cá: Sự thay đổi của hormone cơ thể cũng sẽ kích thích làn da tiết nhiều dầu hơn, từ đó lỗ chân lông bị tắc nghẽn và dễ bị nổi mụn trước kỳ kinh.

- Thay đổi tâm trạng: Gần đến kỳ nguyệt san, tâm lý của chị em phụ nữ thường thay đổi so với bình thường. Cụ thể, bạn sẽ dễ cáu gắt, tâm trạng buồn vui thất thường, nhiều trường hợp còn bị chán ăn, mất ngủ, người mệt mỏi…

- Đau nửa đầu: Đau nhức đầu là một trong các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt mà rất nhiều chị em nhận thấy. Nồng độ hormone Estrogen ở mức thấp trước ngày "đèn đỏ" khiến cho lượng Serotonin giảm xuống, mạch máu bị co lại dẫn đến nhức đầu.

- Thân nhiệt tăng nhẹ: Thông thường, nhiệt độ cơ thể của nữ giới sẽ tăng nhẹ khoảng từ 0,3 đến 0,5 độ từ giai đoạn rụng trứng cho đến ngày có kinh nguyệt, nếu bạn đo thân nhiệt thường xuyên thì có thể nhận biết được triệu chứng này.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai và tránh thai an toàn

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ đang áp dụng cách tính ngày kinh nguyệt để tránh có thai hoặc mang thai theo ý muốn. Phương pháp tính ngày dựa trên chu kỳ kinh nguyệt được đánh giá là cách an toàn và tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, nhằm tăng mức độ chính xác cho cách tính chu kỳ kinh nguyệt để không có thai hoặc gia tăng xác suất thụ thai thì trước đó bạn nên theo dõi vòng kinh của mình trong vòng tối thiểu 4 tháng. Thực tế, cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn chỉ phù hợp với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 28 - 32 ngày. Bởi nếu như vòng kinh không đều, có tháng đến sớm, có tháng đến muộn thì nữ giới thường khó xác định được khoảng thời gian phóng noãn cũng như không đạt được hiệu quả tránh thai hoặc mang thai.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn

Theo đó, đối với cách tính chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ chia thành 3 khoảng thời gian bao gồm: Giai đoạn tương đối an toàn, giai đoạn dễ thụ thai nhất và giai đoạn an toàn.

1. Thời kỳ an toàn tương đối

Theo cách tính ngày an toàn chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm an toàn tương đối sẽ rơi vào ngày 1 đến ngày 9 của chu kỳ. Lúc này tỷ lệ tránh thai và khả năng có thai sẽ là 50:50. Giả sử, ngày thứ nhất bạn có kinh nguyệt rơi vào 10/6 thì giai đoạn tương đối an toàn sẽ kéo dài từ 10/6 cho đến 19/6, trong đó số ngày có kinh nguyệt sẽ từ 3 - 7 ngày tùy từng người.

Sở dĩ giai đoạn này không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối trong cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn là bởi có trường hợp chị em phụ nữ rụng trứng sớm hơn bình thường, trứng có thể rụng vào 1 - 2 ngày cuối của kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó tinh trùng khỏe mạnh lại có khả năng tồn tại được 3 - 5 ngày trong tử cung người phụ nữ, chính vì vậy mà ở giai đoạn này các cặp đôi quan hệ mà không có biện pháp ngừa thai an toàn thì khả năng mang thai vẫn hoàn toàn xảy ra được. Bạn nên lưu ý nếu như đang cần tránh thai ngoài ý muốn.

2. Thời kỳ dễ thụ thai nhất theo cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai

Nếu chị em phụ nữ đang băn khoăn về cách tính ngày kinh nguyệt dễ mang thai thì hãy lưu ý đến giai đoạn này. Ngược lại, nếu như bạn chưa có ý định sinh con thì cần tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng các biện pháp ngừa thai an toàn để tránh xảy ra vấn đề rủi ro.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai trong thời điểm này thực chất là cách tính ngày rụng trứng, mà chúng ta đều biết rằng ngày rụng trứng (phóng noãn) lại chính là thời gian "vàng" để quá trình thụ thai diễn ra. Theo đó, những người có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 - 30 ngày thì thời điểm rụng trứng thường rơi vào ngày thứ 14 - 15 trong chu kỳ. Khoảng thời gian có xác suất mang thai cao sẽ cộng thêm 5 ngày trước và sau ngày phóng noãn. Điều này có nghĩa là thời kỳ dễ thụ thai kéo dài từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 của chu kỳ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết trong giai đoạn dễ mang thai thì thời điểm quan hệ lý tưởng nhất cho các cặp đôi đang mong muốn có con chính là trước và sau 1 ngày rụng trứng. Bởi như chúng tôi đã chia sẻ, thời gian tồn tại của trứng là 24h, còn tinh trùng lại có thể sống được tới 3 - 5 ngày nên cơ hội để trứng và tinh trùng gặp nhau cũng cao hơn.

Cách tính ngày kinh nguyệt để tránh có thai

3. Thời kỳ an toàn theo cách tính chu kỳ kinh nguyệt để không có thai

Giai đoạn an toàn trong cách tính chu kỳ kinh nguyệt của con gái có nghĩa là khoảng thời gian này các cặp đôi sẽ khó có khả năng thụ thai, được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (ngày thứ nhất có kinh nguyệt). Lý do là bởi trứng đã rụng trước đó và đã bị phân hủy do không được thụ tinh, hơn nữa thời gian sống sót của tinh trùng cũng là quá ngắn để có thể chờ đợi được cho tới kỳ rụng trứng kế tiếp.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng đây cũng không phải cách tính ngày kinh nguyệt để tránh có thai đảm bảo an toàn tuyệt đối 100%. Thực tế vẫn có một số sai sót xảy ra nếu như chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định hoặc bạn vô tình tính toán sai ở thời điểm nào đó. Hoặc chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới đôi khi bị ảnh hưởng từ nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, yếu tố tâm lý… dẫn tới rối loạn.

Như vậy, nội dung bài viết đã chia sẻ với bạn đọc cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai hay tránh thai an toàn cùng một số thông tin liên quan. Nhìn chung biện pháp này khá đơn giản, tuy nhiên hiệu quả sẽ không đảm bảo một cách tuyệt đối và chỉ nên áp dụng đối với những chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Trong trường hợp còn bất cứ vấn đề nào khác liên quan đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, bạn có thể liên hệ qua số hotline 0367402884 để được bác sĩ chuyên Sản phụ khoa phòng khám đa khoa uy tín Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline