Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao nhiêu ngày?
Ngày cập nhật:
Tham vấn y khoa:
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu hay kinh nguyệt bình thường bao nhiêu ngày là câu hỏi băn khoăn thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Bởi kinh nguyệt một quá trình tự nhiên và định kỳ xảy ra trong cơ thể phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là thời kỳ quan trọng cho phép phụ nữ chuẩn bị cho khả năng mang thai và sinh con. Bạn có thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ diễn ra trung bình bao nhiêu ngày và muốn tìm hiểu thêm về các giai đoạn và biến đổi diễn ra trong suốt quá trình này? Tất cả những vấn đề này sẽ được các chuyên gia Sản phụ khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Xã Đàn giải đáp trong bài viết bên dưới.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý liên tục ở nữ giới được điều hành bởi hormone nội tiết tố, và cũng rất quan trọng với sự sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn một lần hàng tháng từ giai đoạn dậy thì đến khi bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ không ra nữa. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển tự nhiên ở cơ thể nữ giới.
Nguyên lý hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt như sau:
Mỗi tháng dưới sự điều khiển của nội tiết tố, buồng trứng sẽ phóng 1 quả trứng hay còn gọi là sự rụng trứng. Trứng di chuyển xuống ống trứng và ở đó trong khoảng 24-32 giờ đợi tinh trùng. Lúc này lớp niêm mạc tử cung cũng chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai. Nếu quá trình thụ tinh diễn ra thành công, trứng và tinh trùng sẽ kết hợp tạo thành hợp tử, và di chuyển đến tử cung làm tổ và phát triển thành bào thai. Còn nếu quá trình thụ tinh không diễn ra thì lớp niêm mạc sẽ bong ra, cùng với trứng được đào thải ra bên ngoài theo đường âm đạo được gọi là kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến ngày đầu của kỳ tiếp theo khoảng 28-32 ngày. Hoặc một chu kỳ ngắn lặp lại đều đặn sau 21 hoặc dài hơn 32-35 ngày cũng được coi là bình thường.
Cũng sẽ có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ vẫn được xem là bình thường như: chu kỳ kinh nguyệt tháng trước là 28 ngày, và chu kỳ tháng sau là 30 ngày, thì điều này nằm trong phạm vi nên được xem là bình thường. Đôi khi sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt do chế độ ăn uống thiếu chất, không đều, hoặc do căng thẳng, suy nghĩ nhiều, do mắc bệnh,... thì chu kỳ kinh nguyệt có thể trì hoãn, chỉ cần điều chỉnh cách sinh hoạt thì sẽ trở về bình thường.
Tuy nhiên nếu thường xuyên gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, và có chu kỳ kinh trên 40 ngày mà không mang thai thì cần đi thăm khám bác sĩ để chẩn đoán tình hình sức khoẻ.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao nhiêu ngày?
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là một quá trình tự nhiên xảy ra hàng tháng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là thời kỳ tử cung của phụ nữ chuẩn bị cho một khả năng mang thai và sinh con. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian nhất định và chia thành các giai đoạn khác nhau, tạo nên một chu trình tự nhiên và thường diễn ra đều đặn.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Chu kỳ bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của kinh trước đó cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Trong suốt một chu kỳ, có nhiều giai đoạn quan trọng:
- Ngày đầu tiên của kinh: Chu kỳ bắt đầu với ngày đầu tiên của kinh nguyệt. Tại thời điểm này, niêm mạc tử cung không cần thiết cho quá trình mang thai sẽ bong ra và chảy ra khỏi tử cung thông qua âm đạo. Máu kinh nguyệt có thể có màu đỏ tươi hoặc màu hồng nhạt.
- Trung kỳ: Sau khi kinh nguyệt kết thúc, trung kỳ bắt đầu. Đây là giai đoạn trung gian của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài từ 7 đến 21 ngày. Trung kỳ thường xảy ra khoảng 14 ngày sau ngày bắt đầu của kinh. Đây là thời điểm phụ nữ có khả năng cao nhất để rụng trứng, điều này là cần thiết để có thể thụ tinh xảy ra nếu có quan hệ tình dục.
- Kỳ tiền kinh: Kỳ tiền kinh là giai đoạn cuối cùng trước khi kinh nguyệt lại bắt đầu. Trong giai đoạn này, niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và trở nên dày hơn để chuẩn bị cho trường hợp có thai. Nếu không có quá trình thụ tinh xảy ra, niêm mạc này sẽ bong ra và bị loại bỏ trong kỳ kinh.
- Kỳ kinh: Giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ kinh nguyệt là kỳ kinh. Đây là thời điểm khi máu kinh nguyệt lại tiếp tục chảy từ tử cung qua âm đạo. Kỳ kinh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, và cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
Chu kỳ kinh nguyệt là một phần tự nhiên và bình thường trong cuộc sống của phụ nữ. Nếu có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc nào liên quan đến kinh nguyệt, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể chi tiết.
Xem thêm:
• Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn
• Cách tính ngày rụng trứng chuẩn nhất
Máu kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Máu kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung qua âm đạo của phụ nữ trong quá trình kinh nguyệt hàng tháng. Mỗi phụ nữ có thể có một kinh nguyệt khác nhau, nhưng ở nhiều trường hợp, máu kinh nguyệt bình thường có các đặc điểm sau:
- Số lượng máu: Trung bình từ 20 đến 60ml máu trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt.
- Thời gian kinh nguyệt: Thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Thường nằm trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh trước đó đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo.
- Màu sắc máu: Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi, nhưng cũng có thể có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm ở những ngày cuối cùng của kinh. Có đôi lúc kèm theo cục máu nhỏ, đó là những mảnh vỡ của niêm mạc tử cung.
- Mức độ đau: Một số chị em có thể cảm thay đau nhức nhẹ trong lúc kinh nguyệt diễn ra, nhưng nó không gây khó quá nhiều và chưa đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày.
Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể có những sự khác nhau về chu kỳ và lượng máu kinh nguyệt, và có thể có những thay đổi do các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, cơ địa, sử dụng các biện pháp tránh thai,...
Các triệu chứng của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Các triệu chứng thường gặp trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường bao gồm:
1. Chướng bụng và đau bụng dưới
Dấu hiệu báo kỳ kinh nguyệt sắp bắt đầu nhiều chị em sẽ cảm thấy vùng bụng dưới đau và có dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi. Đây là do tử cung đang phải co bóp để chuẩn bị cho quá trình đào thải trứng không được thụ tinh và niêm mạc tử cung ra bên ngoài. Những cơn co thắt sẽ ngày càng tăng lên vào trước 1-2 ngày bắt đầu chảy kinh nguyệt.
2. Đau, căng tức ngực
Rất nhiều chị em sẽ cảm thấy căng tức, đau ngực trước khi kỳ kinh nguyệt diễn ra khoảng 1 tuần. Hiện tượng ngày càng tăng lên khiến chị em cảm thấy hơi khó chịu, đau mỗi khi động vào.
Sở dĩ có hiện tượng này là do nồng độ của hormone nội tiết tố trong cơ thể vào giữa chu kỳ kinh khiến cho tuyến vú cương to hơn, gây ra cảm giác đau, và sẽ chấm dứt khi có kinh hoặc đến hết ngày hành kinh.
3. Tiết ra nhiều khí hư
Dịch âm đạo hay khí hư tiết ra nhiều cũng là dấu hiệu của một chu kỳ kinh chuẩn bị bắt đầu. Khí hư có màu trắng, không mùi nhưng do ra nhiều sẽ có mùi nồng nhẹ, chị em chú ý vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không bị viêm nhiễm phụ khoa. Hiện tượng ra nhiều khí hư là do co bóp tử cung và tiết dịch tử cung, hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu dịch âm đạo có màu bất thường như vàng, xanh, hoặc có mùi nồng, hôi tanh thì đây là dấu hiệu của bệnh phụ khoa cần chú ý thăm khám bác sĩ ngay.
4. Đau lưng dưới
Có không ít chị em trước khi đến kỳ kinh sẽ có dấu hiệu đau vùng lưng dưới. Cảm giác đau ngày càng tăng khi gần đến ngày kinh và chấm dứt khi bắt đầu chảy kinh hoặc có người đến hết kỳ kinh. Đây cũng là do tử cung đang phải hoạt động mạnh để đẩy trứng không thụ tinh ra bên ngoài, tác động và gây đau vùng bụng dưới, lưng dưới.
5. Cảm thấy mệt mỏi
Mệt mỏi cũng chính là triệu chứng thường gặp trước khi đến ngày hành kinh. Ngoài cảm giác mệt mỏi thì còn do hormone trong cơ thể tăng cao khiến tâm trạng thay đổi dễ nổi nóng, cáu kỉnh, uể oải.
6. Mọc mụn trứng cá
Mọc mụn trứng cá là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt rất phổ biến. Mụn trứng cá hay mọc ở phía dưới cằm, xương hàm, hoặc bất kỳ vị trí khác trên mặt nhưng hiếm hơn. Đây là kết quả của việc trứng không được thụ thai làm suy giảm nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể, và tăng androgen.
Chính sự gia tăng của androgen đã kích thích cơ thể sản sinh bã nhờn, và tạo điều kiện cho mụn trứng cá xuất hiện, tuy nhiên sau khi đến kỳ kinh nguyệt, mụn trứng cá sẽ dần mất.
7. Bị nhức đầu, khó ngủ
Trước những ngày đèn đỏ nhiều chị em cảm thấy nhức đầu, đau nửa đầu bởi vì sự gia tăng của nồng độ hormone khiến cho serotonin và số lượng thụ thể serotonin trong não sản sinh nhiều hơn gây ra chứng đau đầu.
Cũng chính vì những dấu hiệu như đau đầu, đau ngực, đau lưng chướng bụng khiến cho giấc ngủ của chị em bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mất ngủ.
Không phải trước khi đến tháng con gái ai cũng có những dấu hiệu báo trước như trên, có người chỉ đau bụng, đau lưng, cũng có người chỉ cảm thấy đau ngực, và có người không có những dấu hiệu trên, thấy rất bình thường. Vì thế chị em phải quan sát, để ý đến cơ thể mình mỗi tháng sẽ có những dấu hiệu nào, nếu đột nhiên 1-2 tháng dấu hiệu báo chu kỳ kinh nguyệt ngày càng trầm trọng lên thì cần đi thăm khám phụ khoa để bác sĩ kiểm tra chính xác và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề gì.
Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào thì cần đi khám?
Như đã phân tích ở trên không phải chu kỳ kinh nguyệt nào cũng diễn ra giống nhau nên cũng có trường hợp chu kỳ kinh thất thường do nhiều yếu tố tác động. Cho dù có một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì bác sĩ Sản phụ khoa cũng khuyến cáo mỗi chị em khi bước vào độ tuổi dậy thì nên đi khám phụ khoa 6 tháng - 1 năm/lần. Còn đối với những trường hợp dưới đây thì cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa đang ngày càng nặng thêm, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Cụ thể đó là trong những tình huống:
• Chu kỳ kinh nguyệt đột nhiên ngừng khoảng 2 tháng nhưng không mang thai.
• Chu kỳ kinh nguyệt đang đều đặn, sau đó trở nên thất thường khoảng 2-3 tháng thì cần đi khám.
• Thời gian hành kinh ngắn hơn 2 ngày và dài trên 10 ngày.
• Máu kinh ra nhiều bất thường phải thay băng vệ sinh liên tục sau khoảng 2 giờ, hoặc máu kinh ra ít nhưng không phải dấu hiệu của máu báo thai.
• Khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh ngắn hơn 24 ngày hoặc bị dài hơn 38 ngày.
• Có xuất hiện hiện tượng chảy máu giữa các kỳ kinh, nhưng cũng không phải máu báo thai.
• Có các triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, đau lưng, buồn nôn,... trong thời gian hành kinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
• Đột nhiên cảm thấy sốt và mệt mỏi bất thường.
• Máu kinh nguyệt ra màu đen, hoặc có xuất hiện nhiều cục máu đông đen, có mùi hôi thì chị em nên tiến hành thăm khám phụ khoa ngay.
Để biết được chu kỳ kinh nguyệt như thế nào thì cần đi khám, hay chu kỳ kinh nguyệt của bản thân có bình thường hoặc bất thường hay không thì cần theo dõi chu kỳ kinh trong khoảng 3 tháng. Chú ý đến những điểm sau:
• Xem lượng máu kinh ít hay nhiều, có xuất hiện cục máu đông hay không.
• Xem thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ kinh nguyệt.
• Mức độ của các triệu chứng trước và trong kỳ kinh nguyệt.
• Tần suất thay băng vệ sinh hoặc thay tampon.
• Có chảy máu bất thường (không phải máu báo thai) giữa hai chu kỳ kinh nguyệt hay không.
Kinh nguyệt không đều đi khám ở đâu tốt?
Tại Phòng khám Phụ khoa Hưng Thịnh, chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ, trong đó bao gồm việc khám và điều trị các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt không đều. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại phòng khám của là những chuyên gia được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực phụ khoa và sẵn lòng lắng nghe, tư vấn và chăm sóc tận tình cho từng bệnh nhân.
Nếu bạn đang trải qua tình trạng kinh nguyệt thất thường, hãy đến với phòng khám Hưng Thịnh để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cụ thể. Các bác sĩ khám phụ khoa sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng không đều này, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Với trang thiết bị y tế tiên tiến và môi trường khám chữa bệnh thoải mái, Hưng Thịnh cam kết đem đến cho bạn trải nghiệm khám chữa bệnh đáng tin cậy và chất lượng. Phòng khám luôn đặt lợi ích và sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu và tận tâm hỗ trợ bạn vượt qua mọi khó khăn và lo lắng liên quan đến sức khỏe phụ nữ.
Hãy liên hệ với các bác sĩ ngay hôm nay để đặt lịch hẹn khám kinh nguyệt không đều và nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia phụ khoa tại Phòng khám Phụ khoa Hưng Thịnh. Đặc biệt, phòng khám Hưng Thịnh hiện đang có chương trình ưu đãi chi phí khám phụ khoa tổng quát 9 hạng mục giá chỉ còn 280.000đ cùng với giảm 30% phí trị liệu và phí tiểu phẫu khi bạn đăng ký qua hotline 0367402884 (có Zalo).
Tại Phòng khám Phụ khoa Hưng Thịnh cam kết đem đến sự chăm sóc tận tâm và chuyên nghiệp cho phụ nữ trong mọi giai đoạn của cuộc sống. Đội ngũ y tế tại đây đã và đang nỗ lực không ngừng để giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân vượt qua những vấn đề về sức khỏe phụ nữ, đảm bảo họ có cuộc sống khỏe mạnh, tự tin và hạnh phúc.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích cho chị em hiểu rõ hơn về một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu. Nếu bạn đang gặp triệu chứng kinh nguyệt bất thường cần tư vấn thì chị em hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn phụ khoa online 0367402884 để được các bác sĩ Sản phụ khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh trực tiếp giải đáp và hỗ trợ đặt lịch hẹn khám miễn phí.