Khuyến mại 280k

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị đái máu

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị đái máu

Ngày cập nhật:

13/7/2023

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Điển

Hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới và nữ giới, nguyên nhân và cách chữa trị đái ra máu hiệu quả và an toàn như thế nào là những vấn đề khiến cho nhiều người băn khoăn, lo lắng. Tình trạng tiểu buốt tiểu ra máu không chỉ gây phiền hà đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc mà bên cạnh đó còn có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục. Vậy nguyên nhân đái ra máu là do đâu, có nguy hiểm không và cách chữa tiểu ra máu ra sao? Để tìm hiểu cụ thể hơn về hiện tượng tiểu máu, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết chia sẻ từ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sau đây.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Nguyên nhân đi tiểu ra máu do đâu?

Đi tiểu ra máu (hay đái ra máu) có nghĩa là trong nước tiểu có lẫn hồng cầu với lượng ít hoặc nhiều khác nhau tùy theo từng trường hợp, bao gồm tiểu máu đại thể hoặc tiểu máu vi thể. Tình trạng tiểu ra máu đại thể được nhận biết thông qua dấu hiệu đổi màu nước tiểu từ màu vàng sang màu hồng, màu đỏ, nhìn rõ các sợi máu lẫn bên trong hay thậm chí là đi tiểu ra máu đông. Ngược lại, người bị đái ra máu vi thể sẽ không quan sát được bằng mắt thường do nước tiểu không đổi màu mà chỉ biết được khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Nguyên nhân đi tiểu ra máu

Theo các chuyên gia, nguyên nhân đi tiểu ra máu có thể bắt nguồn từ yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý trong cơ thể. Cụ thể như dưới đây:

1. Nguyên nhân sinh lý

Những trường hợp đi tiểu ra máu không do bệnh lý thông thường sẽ xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

Nước tiểu đổi màu do thực phẩm: Nước tiểu có thể bị chuyển sang màu hồng, màu đỏ nếu như bạn thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có màu sắc tự nhiên điển hình như táo đỏ, quả mâm xôi, củ cải đường, củ dền… hoặc những món ăn, thực phẩm có nhuộm nhiều phẩm màu đỏ.

Tiểu ra máu ở nữ do kỳ kinh nguyệt: Tình trạng này vô cùng phổ biến, xảy ra do khi nữ giới đi tiểu tiện thì cùng lúc đó máu kinh cũng được đào thải ra khỏi cơ thể khiến máu lẫn vào trong nước tiểu. Đôi khi chị em phụ nữ còn thấy đi tiểu ra máu cục trong ngày "đèn đỏ" do tử cung đẩy ra bên ngoài.

Quan hệ mạnh bạo gây tổn thương: Đi tiểu ra máu sau khi quan hệ có khả năng hình thành do trước đó các cặp đôi quan hệ thô bạo, cọ xát mạnh quá mức dẫn đến trầy xước, tổn thương và chảy máu ở dương vật hay âm đạo.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số trường hợp bị đái ra máu do ảnh hưởng của thuốc điều trị bệnh, hoặc khiến cho màu của nước tiểu chuyển sang đỏ, hồng.

2. Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Nếu như bạn nhận thấy hiện tượng tiểu máu kèm theo các vấn đề bất thường khác như đái buốt ra máu, tiểu buốt ra máu đau bụng dưới, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày… thì nên chủ động đi khám sớm bởi những triệu chứng này có nguy cơ cảnh báo các bệnh lý như:

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

• Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu (hay còn gọi là viêm đường tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu) là bệnh lý phổ biến có biểu hiện đi tiểu ra máu hồng. Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở đường tiết niệu trên hoặc dưới, bao gồm những cơ quan như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận… Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn (điển hình như E. coli) lây nhiễm ngược dòng từ niệu đạo vào trong bàng quang.

Về dấu hiệu nhận biết, bên cạnh đi tiểu ra máu và buốt thì bệnh viêm đường tiết niệu còn gây tiểu rắt, cảm giác buồn tiểu liên tục, nước tiểu có mùi hôi nồng khó chịu, màu đục, đau vùng bụng dưới, khi viêm nhiễm nặng hơn gây tiểu ra mủ, sốt, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi…

• Sỏi đường tiết niệu

Nguyên nhân đi tiểu ra máu là bệnh gì, bạn cũng cần lưu ý đến bệnh sỏi ở đường tiết niệu. Theo đó, sỏi đường tiết niệu hình thành do các tinh thể vô cơ tồn tại trong nước tiểu bị lắng đọng và kết tinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu như: Thường xuyên nhịn tiểu, lười uống nước, lạm dụng bia rượu, sử dụng nhiều thực phẩm chứa oxalat, ăn quá mặn, dị dạng ở đường tiết niệu… Kích thước của sỏi không giống nhau mà có thể to hay nhỏ tùy từng trường hợp, nhưng khi chúng di chuyển sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu.

Một số triệu chứng sỏi tiết niệu mà người bệnh nên lưu tâm: Tiểu buốt ra máu đau bụng dưới, đau lưng, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, đi tiểu ra máu đông, bụng chướng nhẹ, buồn nôn hoặc nôn, sốt cao…

• Tiểu buốt tiểu ra máu do các bệnh ở thận

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ và nam giới ngoài ra còn có nguy cơ cảnh báo các bệnh lý có liên quan đến thận như viêm cầu thận cấp, sỏi thận, thận đa nang, nhiễm khuẩn thận, lao thận… Mỗi bệnh lý sẽ có biểu hiện khác nhau với mức độ từ nhẹ đến nặng, trong đó hiện tượng đái buốt ra máu tương đối phổ biến. Người bệnh không nên chủ quan bởi những bệnh ở thận sẽ khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, chức năng hoạt động của thận dần bị suy giảm hay nguy hiểm hơn còn tác động một cách tiêu cực đến sức khỏe nói chung.

• Đi tiểu ra máu ở nam giới do bệnh tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt (tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng) và phì đại tuyến tiền liệt (tuyến tiền liệt gia tăng về kích thước) là hai căn bệnh phổ biến ở nam giới từ 50 tuổi trở lên gây . Tuy nhiên, trong những năm vừa qua các bệnh tuyến tiền liệt đã có xu hướng trẻ hóa dần khi xuất hiện ở cả những người dưới 40 tuổi. Tuyến tiền liệt có vị trí nằm ở dưới bàng quang, do đó nếu cơ quan này gặp vấn đề bất thường thì bàng quang cũng rất dễ bị ảnh hưởng.

Điều này giải thích tại sao nam giới mắc bệnh ở tuyến tiền liệt thường nhận thấy những dấu hiệu rối loạn đường tiểu gồm: Đái ra máu kèm buốt, đi tiểu ra máu tươi, tiểu đêm nhiều lần, dòng nước tiểu yếu, một số trường hợp phải rặn khi đi tiểu tiện, đột ngột bí tiểu…

Đi tiểu ra máu ở nữ giới là bệnh gì?

• Các bệnh phụ khoa gây tiểu ra máu ở nữ

Chị em phụ nữ đang băn khoăn đi tiểu ra máu là bệnh gì thì ngoài những vấn đề ở đường tiết niệu, bạn còn có thể đang mắc một trong các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Triệu chứng của bệnh phụ khoa khá đa dạng, thông thường sẽ là ra nhiều khí hư với mùi hôi tanh và màu sắc bất thường (vàng, xanh, trắng đục, xám, nâu…), vùng kín ngứa, đau rát, đau khi giao hợp, đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt. Trường hợp viêm nhiễm đã nặng hơn và lây lan rộng sang đường tiết niệu, người bệnh sẽ thấy buồn tiểu nhiều, tiểu buốt tiểu ra máu, tiểu rắt… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

• Nguyên nhân đi tiểu ra máu do bệnh lậu

Lậu là căn bệnh lây qua đường tình dục gây tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ và nam giới. Tác nhân gây bệnh do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae, lây nhiễm chủ yếu khi giao hợp bừa bãi với nhiều bạn tình, không chú ý dùng bao cao su để bảo vệ bản thân. Biểu hiện bệnh lậu ở nam, nữ giới không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên nhìn chung người bệnh sẽ gặp vấn đề trong hoạt động tiểu tiện như đi tiểu ra máu sau khi quan hệ, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong ngày, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, sốt…

Ngoài ra, dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới còn được nhận biết khi "cậu nhỏ" chảy mủ bất thường có màu xanh hoặc vàng xanh, lỗ sáo sưng đỏ, đau ngứa hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện, đau họng. Còn triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới sẽ là tăng tiết dịch âm đạo, chảy máu vùng kín bất thường, đau tức bụng dưới, ngứa và đại tiện ra máu, đau rát họng.

• Bệnh ung thư

Thêm một nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nam giới và nữ giới mà người bệnh cần phải thận trọng chính là các bệnh ung thư bàng quang hay ung thư tuyến tiền liệt. Nếu chẳng may mắc phải, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều tác động về mặt sức khỏe, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do vậy, bạn cần nhanh chóng đi khám nếu thấy đi tiểu ra máu tươi kéo dài không thuyên giảm.

Xem thêm:

Đi tiểu buốt là bệnh gì

Đi tiểu buốt và có mủ

Cách chữa đi tiểu buốt

Đi tiểu ra máu có sao không?

Bác sĩ chuyên khoa giải đáp, tiểu ra máu có tự khỏi không, có nguy hiểm không thì đối với những trường hợp không bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý sẽ không phải vấn đề đáng ngại. Bạn chỉ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe, vệ sinh vùng kín đúng cách thì triệu chứng này sẽ sớm được cải thiện và kết thúc sau đó, không gây ra những tác hại khó lường.

Đi tiểu ra máu có sao không?

Trái lại, nếu như hiện tượng tiểu buốt ra máu đau bụng dưới, đi tiểu ra máu cục… diễn biến kéo dài không thuyên giảm thì người bệnh phải có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Bởi nếu không bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt trước nhiều ảnh hưởng, hậu quả như dưới đây:

• Đi tiểu ra máu hồng, máu tươi kèm theo cảm giác đau buốt khiến cho người bệnh sợ hãi, lo lắng, thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bệnh nhân không dám đi tiểu tiện, nhịn tiểu nhiều lần và điều này cũng đồng thời làm tình trạng nặng nề hơn.

• Tiểu buốt tiểu ra máu gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung, hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị suy giảm một cách đáng kể.

• Đời sống tình dục của người bệnh gặp nhiều cản trở, không được như ý muốn do đau buốt khi giao hợp, đi tiểu ra máu sau khi quan hệ. Ham muốn trong "chuyện ấy" cũng vì vậy mà giảm sút, ngại phải gần gũi đối phương, lo sợ mỗi lần quan hệ.

• Đái ra máu kéo dài có khả năng dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện trên cơ thể như mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao, chóng mặt, đau nhức đầu, khó thở, đau ngực…

• Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không, trường hợp các bệnh lý không được phát hiện và kịp thời điều trị sẽ khiến viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng, lây lan ngược dòng đến những cơ quan lân cận và hậu quả là hiếm muộn, vô sinh, khó thụ thai.

Cách điều trị đi tiểu ra máu hiệu quả

Để nắm rõ được đi tiểu ra máu là bệnh gì, đi tiểu ra máu uống thuốc gì hay cách chữa như thế nào, người bệnh hãy lưu ý đi khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Phương pháp điều trị tiểu máu như thế nào sẽ do bác sĩ chỉ định dựa theo nguyên nhân, mức độ và sức khỏe của người bệnh. Có thể kể đến như:

Áp dụng cách chữa tiểu ra máu tại nhà

Nếu nguyên nhân đi tiểu ra máu không phải do bệnh lý, bạn có thể được bác sĩ tư vấn một số biện pháp cải thiện đơn giản ngay tại nhà như sau:

• Vệ sinh đúng cách, sạch sẽ vùng kín, lựa chọn đồ lót thoáng mát, có chất liệu mềm.

• Quan hệ an toàn, nên sử dụng bao cao su, tránh giao hợp mạnh bạo.

• Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin. Tránh xa đồ dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích, bia rượu…

• Tích cực tập thể dục thể thao giúp nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

• Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số bài thuốc dân gian chữa đi tiểu ra máu như bột sắn dây, uống nước bí xanh, nước đun rau mồng tơi…

Cách chữa đi tiểu ra máu

Cách chữa tiểu ra máu bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y là cách điều trị đi tiểu ra máu phổ biến trong trường hợp bệnh lý mới khởi phát, mức độ còn nhẹ và chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Đi tiểu ra máu uống thuốc gì, bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào kết quả thăm khám của bệnh nhân và thông thường là thuốc kháng sinh, cầm máu, giảm đau, lợi tiểu… sử dụng đường uống hoặc tiêm.

Phương pháp nội khoa chữa trị tiểu ra máu ở nữ và nam giới có hiệu quả tương đối nhanh chóng, cải thiện các biểu hiện bệnh gây khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng đúng loại thuốc và liều lượng được kê đơn giúp mang đến kết quả tốt, ngăn ngừa xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Cách điều trị đi tiểu ra máu bằng ngoại khoa

Đối với những trường hợp đi tiểu ra máu ở nam giới và nữ giới do bệnh lý nhưng đã diễn biến sang mức độ nặng, hoặc người bệnh không đáp ứng được khi điều trị nội khoa thì lúc này bác sĩ cần phải xem xét, chỉ định cách chữa tiểu ra máu bằng ngoại khoa để xử lý. Hiện nay, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh xã hội, bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh đường tiết niệu… uy tín tại Hà Nội đã và đang triển khai áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh hiện đại, an toàn, hiệu quả cao, phòng tránh tái phát:

Chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng hệ thống điều trị CRS, sử dụng sóng quang dẫn tác động từ bên ngoài, không xâm lấn giúp loại bỏ viêm nhiễm nhanh chóng.

• Chữa bệnh ở tuyến tiền liệt với các phương pháp hiện đại như hệ thống CIS, kỹ thuật điều trị điện trường hay phương pháp ZYT.

• Điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả bằng phương pháp Oxygen (viêm âm đạo), Viba OKW (viêm cổ tử cung), dao LEEP (viêm lộ tuyến cổ tử cung)...

Điều trị bệnh lậu an toàn, không biến chứng, giảm thiểu tái phát bằng liệu pháp DHA.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã có giấy phép hoạt động cấp bởi Sở Y tế Hà Nội, là cơ sở khám chữa bệnh góp mặt đội ngũ y bác sĩ giỏi tay nghề, dày dặn chuyên môn và kinh nghiệm, đã từng điều trị thành công cho nhiều trường hợp đi tiểu ra máu. Bên cạnh đó, phòng khám còn đầu tư thiết bị máy móc tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, đầy đủ các phòng chức năng, đảm bảo môi trường y tế luôn sạch sẽ, vệ sinh đúng quy định.

Hiện tại, phòng khám Hưng Thịnh đang có chương trình ưu đãi gói khám nam khoa/phụ khoa/bệnh xã hội chỉ 280.000đ đồng thời giảm 30% chi phí tiểu phẫu cho những bệnh nhân đăng ký trước, bạn có thể liên hệ hotline 0367402884 để đặt lịch hẹn khám với bác sĩ.

Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp nguyên nhân đi tiểu ra máu là bệnh gì và gợi ý cách điều trị đi tiểu ra máu đối với từng trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những trường hợp đi tiểu ra máu và buốt do bệnh lý cần phải được thăm khám, xử lý ngay từ sớm nhằm đề phòng biến chứng nguy hiểm xảy ra sau đó, vì vậy người bệnh cần lưu ý. Nếu còn bất cứ vấn đề nào khác hoặc có mong muốn đặt lịch hẹn khám nếu như đang gặp phải hiện tượng tiểu máu, vui lòng liên hệ số hotline 0367402884 để được bác sĩ phòng khám uy tín ở Hà Nội nhanh chóng hỗ trợ miễn phí.

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ Lê Văn Điển
Bác sĩ Lê Văn Điển là chuyên gia sức khỏe về bệnh nam khoa, bệnh xã hội, bệnh trĩ tại Hà Nội và đang tham vấn tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline