Khuyến mại 280k

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, hình ảnh, cách chữa

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, hình ảnh, cách chữa

Ngày cập nhật:

13/7/2023

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh viêm đường tiết niệu là gì, triệu chứng hình ảnh và cách chữa viêm đường tiết niệu ở nam và nữ giới như thế nào tốt nhất? Viêm đường tiết niệu là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Bệnh này có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm đường tiết niệu là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Viêm đường tiết niệu là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu như niệu quản, niệu đạo, thận, bàng quang, và đa phần nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở bàng quang và niệu đạo.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới thường xảy ra phổ biến hơn so với nam giới do cấu trúc đường niệu đạo ở nữ ngắn hơn, dễ bị nhiễm trùng hơn. Khi bị nhiễm trùng người bệnh sẽ cảm giác đau đớn, khó chịu, nếu để lâu rất có thể lây lan nhanh lên thận.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu được phân thành các loại gồm:

Phân loại theo vị trí nhiễm: Dựa vào vị trí viêm nhiễm mà bệnh được chia thành viêm đường niệu đạo trên (gồm viêm thận, bể thận cấp, áp xe thận, thận ứ mủ) và viêm đường niệu đạo dưới (gồm bàng quang, niệu đạo, tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến).

Phân loại theo diễn biến: Gồm nhiễm khuẩn đơn giản và nhiễm khuẩn niệu phức tạp. Nhiễm khuẩn phức tạp thường gặp ở những người bất thường ở hệ niệu đạo gây tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh,...

Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn, nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân mắc viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập theo đường niệu đạo và phát triển thành bệnh ở đường tiết niệu, lây lan tới bàng quang. Đường niệu đạo sẽ có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập tuy nhiên vì lý do nào đó khiến hàng phòng thủ này thất bại gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguyên nhân chính chiếm đến 80% trường hợp mắc viêm đường tiết niệu là do nhiễm vi khuẩn E.Coli - đây là loại vi khuẩn thường trú ở đường ruột, cũng có thể ở trên da gần hậu môn, và dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu nếu không vệ sinh an toàn đúng cách. Bởi vì vị trí của đường tiểu và hậu môn nữ gần hơn nam giới vì thể nguy cơ bị viêm đường tiết niệu nữ sẽ cao hơn.

Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ

- Do quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh sạch sẽ vùng kín cả hai trước và sau khi giao hợp sẽ khiến chất dịch còn đọng lại tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

- Do thói quen sinh hoạt nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh sai cách, không sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh từ sau ra trước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên cửa âm đạo, xâm nhập và gây bệnh viêm đường tiết niệu.

- Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ còn do trong kỳ kinh nguyệt chị em sử dụng băng vệ sinh chất lượng kém, không thay băng vệ sinh thường xuyên, cũng như không vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi tiểu hoặc thay băng.

- Hoặc do một số yếu tố khác như mắc bệnh bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, sỏi đường tiết niệu hoặc đang mang thai.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu nam

- Do nam giới vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sai cách dẫn đến bị viêm bao quy đầu.

- Chấn thương dương vật hoặc do quan hệ tình dục quá thô bạo, gây kích thích bàng quang dẫn đến viêm niệu đạo.

- Mắc các bệnh làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu như bàng quang thần kinh, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo,...

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu sẽ biểu hiện triệu chứng bên ngoài khác nhau phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, đối với tình trạng bệnh nhẹ sẽ không có dấu hiệu rõ ràng.

Triệu chứng chung của viêm đường tiết niệu

Có nhiều trường hợp không có biểu hiện bệnh mà vô tình phát hiện ra khi đi xét nghiệm nước tiểu. Đối tượng phổ biến dễ nhiễm bệnh thường trong giai đoạn sinh sản, hoạt động tình dục nhiều, phụ nữ mang thai, người đái tháo đường,...

- Người bệnh sẽ gặp triệu chứng khó chịu khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác mót tiểu thường xuyên dù mới đi tiểu.

- Nước tiểu có màu đục và có mùi hôi, có thể lẫn máu hoặc mủ.

- Triệu chứng đau hạ vị, đang vùng hông lưng.

- Khi mắc sỏi thận sẽ gây ứ nước, nhiễm trùng, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau tại vị trí này.

Triệu chứng cụ thể của viêm đường tiết niệu

- Thận: Thận sẽ cần một lượng máu lớn để hình thành và lọc nước tiểu, vì thế khi vi khuẩn xâm nhập và hệ niệu đạo sẽ dễ dàng xâm nhập vào máu và có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết rất nặng, thậm chí là tử vong. Biểu hiện như sốt cao, rét run, lưỡi do, khô môi, mặt thiếu sức sống.

- Bàng quang: Biểu hiện đi tiểu nhiều lần, đau buốt, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu buốt ra máu hoặc mủ lẫn trong nước tiểu.

- Tại niệu đạo: Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường bị ngắt quãng và không muốn đi tiểu.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu nam

Nam giới sẽ nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi mắc viêm đường tiết niệu như:

- Sự bất thường trong màu nước tiểu chuyển sang màu đục, có thể lẫn máu hoặc mủ và có mùi hôi nồng.

- Gặp tình trạng rối loạn tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt chỉ vài giọt.

- Cảm giác ngứa, đau rát niệu đạo, có thể xuất hiện mủ trên miệng sáo, đặc biệt vào mỗi buổi sáng.

- Đau bụng dưới và vùng thắt lưng, nhất là khi quan hệ tình dục, cơn đau sẽ dữ dội và dồn dập hơn.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu nữ

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ cũng gần giống với nam giới:

- Đi tiểu nhiều lần, liên tục đặc biệt có cảm giác khó chịu khi về đêm, mỗi lần đi tiểu rất ít, nhiều khi không có.

- Chị em bị tiểu rắt, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu.

- Nước tiểu có màu khác thường, màu đục có mùi hôi nồng, có thấy xuất hiện tiểu buốt ra mủ hoặc máu.

- Đau ở vùng thắt lưng hoặc bụng dưới nếu không điều trị ngay người bệnh còn có thể bị sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn.

Hình ảnh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu khá phổ biến và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, dưới đây là một số hình ảnh viêm đường tiết niệu ở nam giới và nữ giới mà bạn có thể tham khảo.

Hình ảnh viêm đường tiết niệu ở nam giới
Hình ảnh viêm đường tiết niệu ở nam giới
Viêm đường tiết niệu nam
Hình ảnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Hình ảnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu ở nữ

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều vấn đề và có thể trở thành nguy hiểm. Dưới đây là một số tác động ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu:

- Nhiễm trùng thận: Nếu nhiễm trùng lan rộng lên đến thận, có thể gây viêm nhiễm thận. Đây là một bệnh nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương thận.

- Viêm niệu đạo: Vi khuẩn từ viêm đường tiết niệu có thể lan sang niệu đạo, gây ra viêm niệu đạo. Điều này gây khó chịu, sưng đau và tiết ra mủ.

- Suy thận: Nếu viêm đường tiết niệu không được điều trị hiệu quả và kéo dài, nó có thể gây tổn thương và suy giảm chức năng thận. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về thận và yếu tố nguy hiểm đến tính mạng.

- Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có thể tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, một tình trạng nguy hiểm cho thai nghén và cần can thiệp y tế ngay lập tức.

- Tăng nguy cơ tái phát và nhiễm trùng đường tiết niệu trở nên kháng thuốc: Viêm đường tiết niệu có thể trở thành tình trạng mãn tính và tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Ngoài ra, vi khuẩn có thể phát triển sự kháng thuốc, khiến điều trị trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, viêm đường tiết niệu cần được chữa trị kịp thời và hiệu quả để tránh các biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu bạn có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu

Để đưa ra cách chữa viêm đường tiết niệu cần chẩn đoán bệnh trước, xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh hiện tại, một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh như:

Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm, phát hiện vi khuẩn, tế bào bạch cầu, hồng cầu. Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ trước khi lấy mẫu để nước tiểu tránh bị nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm cấy vi khuẩn: Xét nghiệm này thường được thực hiện ở phòng xét nghiệm chuyên biệt để đưa ra được chính xác loại vi khuẩn nào gây bệnh từ đó chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.

Nội soi bàng quang: Nếu bệnh viêm đường tiết niệu tái phát sau khi đã từng điều trị, bác sĩ có thể tiến hành nội soi bàng quang bằng ống sonde dài mỏng có đặt máy quay ở trên đầu, để có thể soi phía trong niệu đạo và bàng quang của bệnh nhân.

>> Xem thêm: Khám viêm đường tiết niệu ở đâu

Cách chữa viêm đường tiết niệu

Cách chữa viêm đường tiết niệu được áp dụng nhiều thường sử dụng thuốc kháng sinh. Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì thì nếu người bệnh chỉ xuất hiện những biển hiện khu trú do viêm bàng quang, viêm niệu đạo thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp uống trong 5-7 ngày. Nếu có thêm các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng huyết hoặc ổ viêm tại đường tiết niệu thì cần nhập viện để điều trị kháng đường tĩnh mạch.

Cách chữa viêm đường tiết niệu

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có cách chữa viêm đường tiết niệu giống nhau, như trường hợp bệnh tái nhiễm nhiều lần hoặc đường tiết niệu của người bệnh dị dạng hoặc đang đặt ống tiểu, thì bác sĩ sẽ áp dụng cách nuôi cấy vi khuẩn để tìm kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.

Bên cạnh đó, các loại thuốc sát trùng cũng có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, có thể sử dụng với kháng sinh, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng chứng minh nên không tự ý mua thuốc mà cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp ô nhiễm khuẩn kháng thuốc hoặc đã biến chứng nguy hiểm ở thận như ứ nước, thận ứ mủ, người bệnh cần áp dụng cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng phẫu thuật. Tương tự những trường hợp dị tật hệ niệu, nếu không thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện sẽ khiến cho bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tái nhiễm bệnh nhiều lần.

Hiện nay, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Xã Đàn Hà Nội - nơi quy tụ của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu với hệ thống thiết bị máy móc hiện đại đang là nơi thăm khám và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu uy tín, chất lượng.

Các bác sĩ luôn tự tin làm chủ kỹ thuật hiện đại để sớm phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả các triệu chứng về đường tiết niệu, giúp người bệnh nhanh chóng rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tình trạng tái phát nhiều lần và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khi đặt lịch thăm khám người bệnh sẽ được chọn khung giờ khám chữa theo mong muốn mà chi phí không thay đổi, ngoài ra nếu có chương trình ưu đãi cũng sẽ được tư vấn chi tiết.

Bạn có thể hẹn đặt lịch khám qua hotline tổng đài 0367402884 hoặc gửi tin nhắn qua Zalo, fanpage của phòng khám đa khoa ngoài giờ Hưng Thịnh.

Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

- Uống đủ nước: Hãy duy trì lượng nước hàng ngày để giúp làm sạch hệ thống tiết niệu và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Uống khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày, trừ khi có hạn chế đặc biệt từ bác sĩ.

- Vệ sinh cá nhân: Luôn luôn vệ sinh vùng kín hàng ngày và sau khi quan hệ tình dục. Hãy chú ý rửa kỹ vùng kín từ phía trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu quản.

- Thay quần lót thường xuyên: Sử dụng quần lót bằng cotton thoáng khí và hạn chế sử dụng quần lót chật, bằng chất liệu không thoáng khí. Đổi quần lót thường xuyên để giảm sự phát triển vi khuẩn và duy trì vùng kín khô ráo.

- Đi vệ sinh đúng cách: Đi tiểu đầy đủ khi cảm thấy cần và đừng giữ nước tiểu quá lâu. Khi đi tiểu, nên dùng giấy vệ sinh từ phía trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu quản.

- Tránh chất kích thích: Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như cafein, đồ uống có cồn, đồ ngọt và thức uống có gas. Những chất này có thể gây kích thích niệu quản và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

- Bổ sung vitamin C: Vitamin C có khả năng làm acid hóa nước tiểu, làm giảm khả năng sinh trưởng của vi khuẩn. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi, dứa, hoặc bằng cách sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung vitamin C.

- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.

Hy vọng những thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa được Kênh Sức Khỏe Online Trigialo chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu bạn đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm đường tiết niệu thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0367402884 để được các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh trực tiếp giải đáp và tư vấn miễn phí.

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline