Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?
Ngày cập nhật:
Tham vấn y khoa:
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không, nguyên nhân biểu hiện và cách khắc phục như thế nào là vấn đề được nhiều bạn gái quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt không đều thường gặp ở khoảng 1-2 năm đầu khi nữ giới mới bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Nguyên nhân là do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài lâu sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến tâm lý, và sức khỏe sinh sản sau này, vì vậy cần phải chú ý hơn. Vậy rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không, bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh có những chia sẻ cụ thể về hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì trong bài viết dưới đây, mời mọi người tham khảo.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, đánh dấu một giai đoạn quan trọng, đó là khi cơ thể bắt đầu thay đổi nội tiết tố khiến lớp tử niêm mạc tử cung bị vong ra và đảo thải ra bên ngoài qua đường âm đạo. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì khoảng 12 tuổi đến khi bước vào mãn kinh sẽ biến mất hoàn toàn.
Trung bình một chu kỳ sẽ khoảng 28 ngày và cũng có những trường hợp ngắn hơn hoặc dài hơn nếu chênh lệch 2-3 ngày thì vẫn được xem là bình thường. Còn hiện tượng xuất huyết âm đạo hay hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày, mỗi lần sẽ đào thải 50-150ml, máu có màu đỏ tươi, nâu, có mùi hoặc mùi hôi tanh.
Vậy thế nào là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì? Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là khi lượng máu kinh, hoặc số ngày hành kinh diễn ra không theo chu kỳ bình thường, có thể ví dụ đơn giản đó là chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn, ngày hành kinh ngắn hoặc dài hơn một chu kỳ bình thường,...
Theo bác sĩ tại phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh chia sẻ, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, thường theo một chu kỳ nhất định, và trong giai đoạn đầu xuất hiện kinh nguyệt thường có những biến đổi bất ngờ. Thông thường độ tuổi trung bình bé gái xuất hiện kinh nguyệt là khoảng 12 tuổi, còn tùy vào thể chất của mỗi cá nhân, chế độ ăn uống, sinh hoạt mà kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn, sớm nhất khoảng 8 tuổi và muộn nhất 16 tuổi, sau độ tuổi đó nếu bé chưa có dấu hiệu có kinh nguyệt thì bố mẹ nên đưa bé gái đi khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Như vậy tình trạng kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì là rất bình thường, tuy nhiên bố mẹ nên đồng hành cùng con trong giai đoạn này để phát hiện và kịp thời xử lý những điều bất thường khi con bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Sở dĩ bé gái thường gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường là do những nguyên nhân sau:
1. Kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì do nội tiết tố hormone nữ chưa ổn định
Khi bước vào độ tuổi dậy thì cơ thể bé gái vẫn còn trong giai đoạn phát triển, và các cơ quan trong bộ phận sinh dục cũng chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là buồng trứng, điều này khiến nồng độ hormone nữ chưa ổn định, gây ra tình trạng trứng rụng không đều hoặc không rụng, vì thế mà bé gái sẽ thấy kinh nguyệt mỗi tháng ra sẽ khác nhau.
2. Tâm lý có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Vào độ tuổi dậy thì, cơ thể bé gái vẫn đang phát triển hoàn thiện và có nhiều biến đổi cả về mặt thể chất và tâm sinh lý. Đây được xem là giai đoạn bồng bột, ngoài ra giai đoạn này các bé sẽ chủ yếu tập trung vào học tập, áp lực trong việc học hành, thi cử,… khiến các bé dễ gặp tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Đã có nhiều trường hợp, bé gái bị mất kinh trong một khoảng thời gian dài chỉ vì tâm lý căng thẳng, nặng nề.
Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, nhất là với bé gái, khi lần đầu có kinh nguyệt chắc hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng, chưa sẵn sàng đón nhận sự thay đổi lớn trong cơ thể. Nên khi bé gái đã quen với việc kinh nguyệt sẽ đến mỗi tháng thì tâm lý cũng thoải mái hơn, nhờ đó mà kinh nguyệt ra cũng đều đặn hơn.
3. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì do chế độ ăn uống không khoa học
Thói quen ăn uống có tác động rất lớn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Chính những thói quen như biếng ăn, bỏ bữa, thích ăn vặt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn,... sẽ không thể cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ngoài ra khiến cơ thể nạp quá nhiều chất đường, chất béo, không đồng đều các chất. Điều này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, và khiến kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì.
Ngoài ra tình trạng cân nặng quá mức, béo phì cũng sẽ ảnh hưởng và gây rối loạn kinh nguyệt, chính vì thế, ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để ổn định cân nặng.
4. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể do tập luyện thể dục thể thao quá mức
Bé gái trong giai đoạn đầu mới có kinh nguyệt vẫn còn rất hiếu động, thích vận động, thích thể thao nhưng điều này cũng không hoàn toàn tốt cho bé gái. Nếu thể thao quá sức và nhiều lần thì số ngày hành kinh cũng sẽ giảm xuống, thậm chí có thể mất kinh trong nhiều tháng.
Để ngăn chặn tình trạng này cũng như giúp bé gái vẫn khỏe mạnh phát triển, bố mẹ cần hướng dẫn con chọn những bộ môn thể thao phù hợp, và cân bằng chế độ luyện tập hợp lý.
5. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì do mắc bệnh lý phụ khoa
Ngoài những nguyên nhân trên thì bé gái bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có thể xuất phát từ việc mắc bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang. Thường bé gái mắc bệnh này sẽ xuất hiện những triệu chứng như da nhờn, nổi mụn trứng cá, dễ tăng cân, tích cách, tâm trạng thay đổi thất thường, cáu gắt, khó chịu,...
Khi thấy con có triệu chứng này, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi bệnh chưa quá nặng, để không xảy ra những điều đáng tiếc.
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, rất nhiều bé gái gặp tình trạng kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì như xuất hiện không đúng ngày so với tháng trước, vì thế không tính được đúng ngày rụng trứng. Và khi rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sẽ gặp những biểu hiện sau:
• Kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường không kéo dài lâu, khoảng vài ngày, lượng máu kinh ít, đôi khi chỉ thấy vệt máu. Và kỳ kinh nguyệt thứ 2 sẽ đến muộn hơn, có thể cách 40 ngày hoặc 2 tháng.
• Khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, có thể 1 tháng đến 2-3 lần hoặc 2-3 tháng mới đến 1 lần, lượng máu kinh có tháng rất nhiều, có tháng rất ít.
• Các triệu chứng khác như đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, ngất xỉu.
• Màu máu kinh có thể khác lạ, có màu nâu đen, đen, có thể vón thành cục máu đông lớn.
Khi nhận thấy những triệu chứng máu kinh màu đen, cục máu đông nhiều thì bé gái nên chia sẻ với mẹ để đưa đi khám phụ khoa, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?
Nhiều bé gái và các bậc phụ huynh lo lắng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này không. Bác sĩ tại phòng khám Hưng Thịnh chia sẻ, chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của tuyến yên, buồng trứng và vùng dưới đồi. Chính nhờ sự hoạt động của các bộ phận này mà chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới mới diễn ra đều đặn và nhịp nhàng như vậy.
Do cơ quan sinh dục nữ chưa phát triển toàn diện nên khi hoạt động dễ bị rối loạn, vì thế hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thường diễn ra khoảng 1-2 năm đầu dậy thì là bình thường.
Như vậy khi kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không thì bậc phụ huynh và bé gái không cần quá lo lắng, đây là điều mà hầu như bé gái nào cũng gặp phải. Tuy nhiên không nên quá chủ quan bởi nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên hơn, thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân, và xử lý kịp thời trước khi mầm bệnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khả năng sinh sản sau này.
Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể đưa con đi khám phụ khoa lần đầu, vừa để kiểm tra sức khỏe sinh lý, vừa đảm bảo kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì của con không có vấn đề gì.
Xem thêm:
• Kinh nguyệt bình thường kéo dài mấy ngày
• Kinh nguyệt kéo dài 20 ngày có sao không
• Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Khi bước sang giai đoạn dậy thì, tính cách, suy nghĩ của bé gái có nhiều thay đổi, bé sẽ cảm thấy ngại ngùng, khó chia sẻ với bố mẹ về những vấn đề sinh lý, phụ khoa, kinh nguyệt mà mình đang gặp phải. Những biểu hiện của bé cũng rất dễ nhận biết, bố mẹ chú ý quan sát có thể nhận thấy, và hãy đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn nhạy cảm này.
Những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nhẹ, thì bố mẹ nên cho con nghỉ ngơi nhiều, chỉ cách con chườm ấm bụng giảm cơn đau, uống nước ấm, trà ấm trong những ngày hành kinh. Còn những trường hợp nặng, cần thiết thì nên đi khám bác sĩ, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau. Tùy vào nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị hợp lý, và trong giai đoạn này bé gái và gia đình nên chú ý đến những điều sau:
Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất, khoa học, lành mạnh
Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, bố mẹ nên xây dựng cho con một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cụ thể bé gái cần được bổ sung:
• Các thực phẩm giàu chất sắt, protein trong cá, thịt gà, thịt bò,... để cơ thể tái tạo hồng cầu, ngăn chặn tình trạng thiếu máu nếu như rong kinh quá lâu.
• Bổ sung các loại rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc,... để tăng cường nội tiết tố hormone nữ.
• Không ăn hoặc hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đã chế biến sẵn, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.
• Hạn chế các loại đồ uống kích thích bia rượu, có cồn, cafe, thay thế bằng nước lọc, nước ép quả tươi.
Thực hiện lối sống, sinh hoạt hợp lý
Như đã chia sẻ ở trên thì tâm lý căng thẳng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Do đó ngoài để ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất, thì bé gái cũng cần được chỉ dạy lối sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày hợp lý, lành mạnh.
Bố mẹ hướng dẫn bé cách sắp xếp thời gian biểu, cân bằng việc học và nghỉ ngơi, thể dục, giao tiếp với bạn bè một cách hợp lý, không nên ép con học nhiều, học quá khuya để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Giúp con lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp, khuyến khích, cổ vũ con để con thoải mái tâm trạng sau những giờ học căng thẳng và giữ mức cân nặng của con ở mức ổn định.
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Có nhiều trường hợp bé gái rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Những căn bệnh này không phải cứ quan hệ tình dục mới bị mà chỉ cần vệ sinh vùng kín không đúng cách đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì thế ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên hướng dẫn, bổ sung kiến thức về cách vệ sinh vùng kín đúng cách:
• Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch 1-2 lần, có thể tìm thêm dung dịch vệ sinh phù hợp có thành phần dịu nhẹ từ thiên nhiên cho con sử dụng, đặc biệt vào những ngày hành kinh. Chú ý sau khi đi vệ sinh cũng cần lau chùi hoặc rửa sạch sẽ.
• Khi vệ sinh không được thụt rửa âm đạo.
• Hướng dẫn con cách sử dụng băng vệ sinh và thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/lần, ngay cả khi ra ít máu kinh để tránh có mùi hôi và ngăn chặn nhiễm trùng.
• Thay đồ lót mỗi ngày và loại bỏ quần lót sáu 3-5 tháng sử dụng. Nên hướng dẫn con chọn những loại quần lót có chất liệu cotton, thấm hút tốt, và không chọn loại bó sát vào vùng kín.
Thăm khám sức khỏe phụ khoa tại cơ sở y tế cho bé gái
Khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì các bác sĩ khuyến cáo đây là thời điểm thích hợp để đi khám phụ khoa lần đầu tiên. Khám phụ khoa nhằm kiểm tra sức khỏe vùng kín, nếu con gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, bác sĩ có thể phát hiện và tư vấn cách xử lý phù hợp.
Việc đi khám phụ khoa tại những cơ sở uy tín cần đảm bảo là địa chỉ chuyên môn, do chính bác sĩ nữ thực hiện kiểm tra, và quy trình thực hiện đúng từng bước.
Hiện nay phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh đang có ưu đãi khám tổng quát phụ khoa 9 hạng mục dành cho đối tượng đăng ký đặt lịch trước giá 280.000 đồng, và khi điều trị tiểu phẫu giảm 30%.
Ngoài ra các bé gái hoặc bậc phụ huynh có thể chia sẻ nỗi lo với bác sĩ tư vấn phụ khoa tại phòng khám theo hotline 0367402884 hoặc nhắn trực tiếp đến website, mọi thông tin giải đáp sẽ được bảo mật và miễn phí hoàn toàn.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không sẽ không còn là mối lo ngại nếu các bé và gia định áp dụng đúng cách trên. Giai đoạn dậy thì là thời điểm nhạy cảm, cần đặc biệt chú trọng đến tâm sinh lý và sức khỏe của các bé, đây sẽ là bước ngoặt lớn cho đến khi trưởng thành. Hy vọng bài viết trên đây được chia sẻ bởi các bác sĩ tại phòng khám phụ khoa uy tín Hưng Thịnh đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý độc giả.