Đi đại tiện ra máu đau rát hậu môn là bệnh gì, cách chữa
Ngày cập nhật:
Tham vấn y khoa:
Hiện tượng đi đại tiện ra máu đau rát hậu môn là dấu hiệu bị bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa đi cầu ra máu tươi đau rát hậu môn như thế nào là vấn đề được không ít người bệnh quan tâm. Hầu hết những trường hợp đi ngoài ra máu đau rát hậu môn đều liên quan đến trực tràng, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra cho người bệnh những biểu hiện khó chịu, tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Vậy đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn là biểu hiện của bệnh gì và cách điều trị như thế nào, mọi thông tin sẽ được Kênh sức khỏe Trigialo chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Đại tiện ra máu đau rát hậu môn là dấu hiệu bệnh gì?
Đi đại tiện máu tươi đau rát hậu môn là hiện tượng có lẫn máu đi kèm mỗi khi đi đại tiện, có thể lẫn trong phân, chảy thành tia, thành giọt hoặc dính trên giấy vệ sinh, kèm theo cảm giác nóng đau rát ở hậu môn... Khi phát hiện tình trạng này thì người bệnh không nên chủ quan bởi đây là dấu hiệu của những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nếu không kịp xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Tùy vào lượng máu chảy, kèm theo những triệu chứng thông thường mà có thể biết được đây là dấu hiệu của bệnh nào. Dưới đây là một số bệnh có dấu hiệu đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn.
1. Bệnh trĩ
Nhiều người biết rằng đi đại tiện ra máu kèm theo dấu hiệu đau rát hậu môn là triệu chứng của bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến, tại Việt Nam tỷ lệ người mắc trĩ lên đến 40-50%. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do giãn nở, phì đại tĩnh mạch quá mức ở hậu môn. Tình trạng khó đi ngoài, táo bón lâu ngày, rặn mạnh, ngồi lâu,... có thể là rách nhẹ vùng da hậu môn dẫn đến đi cầu ra máu tươi đau rát hậu môn.
Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì thường không có triệu chứng máu tươi lẫn vào phân, máu thường ít xuất hiện, ít chảy. Tuy nhiên khi bệnh đã phát triển nặng hơn thì máu tươi khi ra có thể thành tia, thành giọt. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên cảm thấy ngứa hậu môn, về lâu dài người bệnh sẽ bị thiếu máu, vàng da, sức khỏe suy giảm, mệt mỏi. Nếu chậm trễ trong việc điều trị bệnh sẽ phát triển nhanh và biến chứng sang nhiều bộ phận khác, nguy hiểm hơn là có thể gây ung thư.
Bên cạnh dấu hiệu đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn là dấu hiệu của bệnh trĩ, để xác định chính xác bệnh thì cần chú ý thêm các dấu hiệu khác như ngứa, kích thích ở phần hậu môn, đau khó chịu, sưng vùng quanh hậu môn, có một khối thịt nhỏ nhô lên ở gần hậu môn, đau rát.
2. Nứt kẽ hậu môn
Đi ngoài ra máu đau rát hậu môn là dấu hiệu của bệnh gì, thì có khả năng là dấu hiệu nứt kẽ hậu môn. Đây là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, khi vùng hậu môn có một hoặc nhiều vết nhỏ xước gây cho người bệnh cảm giác đau rát.
Người bị nứt kẽ hậu môn thường có cảm giác ngứa, rát, đau nhiều giờ sau khi đi vệ sinh và có thấy máu đọng lại trên phân hoặc giấy vệ sinh, có cục u nhỏ xung quanh vết da bị nứt. Bệnh gây cảm giác đau trong quá trình đào thải phân ra ngoài của cơ thể từ đó tạo tâm lý lo sợ mỗi khi đi đại tiện, ảnh hưởng lớn đến tinh thần, gây mất ngủ, cơ thể xanh xao, mệt mỏi.
Bệnh mặc dù có thể tự khỏi từ 4 - 6 tuần nhưng nếu kéo dài quá 8 tuần sẽ biến chứng thành mãn tính, vết thương khó lành và dễ tái rách nhiều lần, gây lở loét, viêm nhiễm,...
Xem thêm: Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà
3. Polyp trực tràng
Đi cầu ra máu tươi đau rát hậu môn cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh Polyp trực tràng. Polyp trực tràng là những khối u lồi được hình thành do sự tăng sinh quá quá mức của niêm mạc bên trong lòng của trực tràng. Các khối u đều lành tính có kích thước nhỏ, tuy nhiên khi phát triển thành kích thước lớn sẽ chuyển sang ác tính, dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư trực tràng.
Một số dấu hiệu của bệnh polyp trực tràng phổ biến như: Đi ngoài ra máu đau rát hậu môn, cuống polyp dài sa ra bên ngoài, đau buốt hậu môn đây là tình trạng viêm nhiễm trực tràng cần đi kiểm tra nội soi.
4. Viêm đại trực tràng
Viêm loét đại trực tràng là tình trạng trực tràng và đại tràng bị viêm nhiễm, các vết loét này ban đầu nhỏ, sau dần lan rộng lên phía trên gây ra hiện tượng đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn. Dấu hiệu của viêm đại trực tràng thường đi ngoài có máu kèm theo dịch hoặc mủ, đau bụng dưới, thiếu máu, sụt cân nghiêm trọng, sốt, cơ thể mệt mỏi,...
5. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới, tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và điều trị từ sớm thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 90%. Ung thư đại trực tràng thường không được chú ý bởi các triệu chứng nghèo nàn và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.
Một số triệu chứng mà mọi người cần chú ý như: thường xuyên bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ, đi đại tiện ra máu đau rát hậu môn, đau bụng quặn theo từng cơn, đầy hơi, luôn có cảm giác phân chưa ra hết bên ngoài, giảm cân không lý do, mệt mỏi, thiếu máu,...
6. Bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tình trạng tiêu chảy dữ dội kèm theo máu. Triệu chứng của bệnh là buồn nôn, nôn nửa, đau bụng, sốt cao, mất nước, đi cầu ra máu tươi đau rát hậu môn.
Ngoài những bệnh được nhắc đến trên đây thì đại tiện ra máu đau rát hậu môn còn là dấu hiệu của một số bệnh khác như: tắc mạch treo, bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng hậu môn, viêm dạ dày ruột,...
Đại tiện ra máu đau rát hậu môn có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc đi đại tiện ra máu đau rát hậu môn có nguy hiểm không, thì thực tế bệnh này nếu được chữa trị sớm sẽ không có nhiều ảnh hưởng nhưng nếu để bệnh lâu không điều trị thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đi ngoài ra máu đau rát hậu môn kéo dài có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, sức khỏe, và cả tâm lý người bệnh như:
• Suy giảm sức đề kháng: Cơ thể thiếu máu, thường xuyên mệt mỏi, đau nhức cơ thể, dễ bị ốm sốt, người bệnh dễ tụt đường huyết, chóng mặt, ngất xỉu, sụt cân không rõ nguyên nhân.
• Ảnh hưởng đến đời sống: Cở yếu ớt, người bệnh khó làm được những việc nặng, hay thường xuyên mất tập trung, làm việc không hiệu quả. Cuộc sống thấy nặng nề, tiêu cực.
• Suy nghĩ, tâm lý thay đổi thất thường: những triệu chứng khó chịu ở hậu môn khiến người bệnh cảm thấy ngại ngùng, tự ti, luôn không thoải mái dẫn đến tâm lý bực bội, cáu gắt.
• Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến tính mạng: Nếu như bệnh kéo dài có thể gây ung thư, viêm nhiễm, hoại tử như ung thư trực tràng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Cách chữa đại tiện ra máu đau rát hậu môn
Khi thấy hiện tượng đi đại tiện ra máu đau rát hậu môn thì người bệnh không nên chủ quan, mà cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám kiểm tra để có kết quả chính xác về nguyên nhân và tình trạng của bệnh để có cách chữa đi ngoài ra máu đau rát hậu môn phù hợp. Do ban đầu tình trạng chảy máu ít nên rất khó quan sát bằng mắt thường khi lẫn trong phân, hoặc với người không dùng vòi xịt thì cũng khó nhận biết được tình trạng này. Đa số người bệnh đi khám bệnh là khi tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nặng. Do vậy, người bệnh sẽ được các bác sĩ khuyến khích xét nghiệm máu trong phân để tìm ra nguyên nhân bệnh cũng như xem xét có nguy cơ mắc ung thư đại tràng không.
Đối với những trường hợp nhẹ khi đi cầu ra máu tươi đau rát hậu môn thì bác sĩ thường sẽ có thuốc đặc trị riêng để bôi kết hợp với thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm sưng đau hậu môn.
Trường hợp bệnh đã chuyển biến sang các bệnh khác thì còn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
• Bệnh trĩ: Các phương pháp cắt búi trĩ như thắt dây chun (dùng cho trĩ cấp độ II và III), phẫu thuật trĩ truyền thống, liệu pháp xơ hóa, đốt laser hoặc điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp PPH và HCPT.
• Bệnh polyp trực tràng: Điều trị bệnh polyp trực tràng bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ những khối u ở ruột già và trực tràng để tránh biến chứng sang ung thư.
• Bệnh nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn thường tự lành sau vài tuần nhưng với trường hợp không thể tự lành người bệnh cần thay đổi lối sống kết hợp với sử dụng kem bôi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Với những trường hợp nặng thì bác sĩ mới khuyến cáo điều trị bằng phương pháp phẫu thuật như nong hậu môn, cắt bỏ vết nứt và khâu lại,...
• Bệnh viêm đại trực tràng: Viêm đại trực tràng nếu để lâu sẽ biến chứng thành bệnh ung thư đại trực tràng do vậy mà việc phát hiện bệnh đang trong giai đoạn sớm là điều cần thiết. Có hai phương pháp điều trị bệnh được sử dụng phổ biến đó là dùng thuốc và phẫu thuật. Một số trường hợp có thể chọn điều trị bằng xạ trị hoặc bằng laser.
• Bệnh ung thư đại trực tràng: Đây là bệnh có nguy nguy cơ tử vong cao, người bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn nặng mà chỉ có cách điều trị theo phương pháp kết hợp (xạ trị, hóa trị liệu, cắt bỏ di căn) để tăng khả năng sống sót và kéo thời gian sống cho bệnh nhân.
Xem thêm:
• Đi đại tiện ra máu khám ở đâu
• Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất
• Chữa bệnh trĩ mất bao nhiêu tiền
Phòng tránh đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn
Khi thấy có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng không đau hay đi ngoài ra máu đau rát hậu môn thì bạn cần đến cơ sở uy tín để kiểm tra, theo dõi, đặc biệt chú ý với những bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh đó người bệnh cũng tự nên hình thành những thói quen khoa học cho bản thân để cải thiện tình trạng của bệnh bằng cách:
• Tập cho bản thân thói quen đi đại tiện khoa học: Đây là một thói quen tốt mà mọi người nên tự tạo lập cho bản thân, cố gắng đi đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày và lặp lại cho những ngày sau. Hạn chế rặn và ngồi lâu trong nhà vệ sinh, không nên mang điện thoại và ngồi xem trong đó, và vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau mỗi lần đi.
• Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hệ tiêu hóa tốt sẽ giảm tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy từ đó giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày 2 lít để loại bỏ độc tố, tuần hoàn dễ hơn. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, đồ chiên, cay nóng… và đồ uống có cồn, chất kích thích,...
• Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, hậu môn mỗi ngày: Đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm hậu môn, vì vậy mà mọi người cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm.
• Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giờ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, không nhịn đi ngoài,...
• Giữ tâm trạng thoải mái, ổn định: Chính vì lo lắng, suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến niêm mạc của ruột non co bóp không đều khiến máu kém lưu thông. Người bệnh nên làm những việc mình thích, sắp xếp thời gian hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh Hà Nội về tình trạng đại tiện ra máu đau rát hậu môn mà bạn đọc nên tham khảo. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, có thể đến phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn, Đống Đa Hà Nội, tại đây chuyên khám chữa các bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội, bệnh về hậu môn trực tràng được nhiều người tin tưởng đánh giá cao. Người bệnh có thể liên hệ qua hotline của phòng khám 0367402884 hoặc click [Chat với bác sĩ] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể miễn phí.