Quy trình khám bệnh trĩ như thế nào? Kinh nghiệm đi khám trĩ
Ngày cập nhật:
Tham vấn y khoa:
Quy trình khám bệnh trĩ như thế nào hay kinh nghiệm đi khám trĩ là những thắc mắc của hầu hết mọi người nếu không may mắc phải bệnh lý này. Thực tế có không ít người bệnh do tâm lý e ngại nên đã trì hoãn việc đi khám bệnh trĩ, tuy nhiên điều này lại nhiều nguy cơ khiến cho tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn. Để biết cụ thể khám trĩ bằng cách nào, hãy cùng Kênh Sức khỏe Trigialo theo dõi những giải đáp cụ thể từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Khám bệnh trĩ là gì?
Trĩ là một bệnh lý phổ biến hiện nay xảy ra do sự phình giãn của đám rối tĩnh mạch hậu môn, được chia thành 3 loại chủ yếu bao gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Nếu muốn khỏi nhanh chóng, phòng tránh xảy ra các biến chứng khó lường thì cách tốt nhất là nên tiến hành khám bệnh trĩ càng sớm càng tốt.
Theo đó, khám bệnh trĩ là hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác về tình trạng trĩ hiện tại của người bệnh. Đây là việc quan trọng trước khi tiến hành bất cứ một phương pháp chữa nào, bởi không thể điều trị hiệu quả nếu không biết cụ thể mức độ nặng nhẹ, loại bệnh trĩ mắc phải hoặc đã có dấu hiệu biến chứng hay chưa.
Khi người bệnh tới khám trĩ trước tiên sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hỏi về một số vấn đề có liên quan tới dấu hiệu của bệnh, bước tiếp theo là tiến hành khám lâm sàng, sau đó sẽ tới bước khám nội soi trĩ. Việc khám bệnh trĩ tuy không phải quá phức tạp nhưng vẫn cần được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín, nhằm đảm bảo kết quả được chính xác và thuận lợi cho quá trình điều trị tiếp đó.
Theo các chuyên gia, người bệnh nên đi khám trĩ nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường sau đây:
- Hậu môn đau rát, ngứa ngáy, có cảm giác vướng mắc, đau nhiều hơn khi đi đại tiện.
- Đi đại tiện có kèm theo máu lẫn trong phân hoặc trên giấy lau vệ sinh do trĩ nội.
- Vùng hậu môn trở nên sưng tấy khó chịu, có thể sờ thấy búi trĩ ngoài hậu môn do mắc trĩ ngoại.
Quy trình khám bệnh trĩ như thế nào?
Hầu hết mọi người bệnh đều tỏ ra ngại ngùng và chần chừ bởi quá trình khám trĩ vốn là việc nhạy cảm. Nhưng thực tế thì nếu khám bệnh trĩ được tiến hành càng cẩn thận, kỹ lưỡng thì càng giúp cho bác sĩ dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị, đồng thời người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng. Vậy quy trình khám bệnh trĩ như thế nào?
Dưới đây là chi tiết quy trình các bước khám bệnh trĩ mà người bệnh có thể tham khảo:
Bước 1: Thăm khám ban đầu, khai thác bệnh sử
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác về tình trạng hiện tại của người bệnh bằng cách đưa ra các câu hỏi liên quan tới dấu hiệu, tiền sử bệnh, thói quen lối sống… Người bệnh nên phối hợp và cung cấp cho bác sĩ những thông tin chính xác, tránh việc e ngại mà trả lời sai hoặc thiếu gây khó khăn cho các bước tiếp theo.
- Người bệnh đang gặp những triệu chứng gì, chúng xuất hiện từ thời điểm nào.
- Người bệnh có tiền sử bị bệnh trĩ hay không, đã từng đi khám bệnh trĩ lần nào chưa, hiện tại có đang mắc bệnh lý nào khác hoặc đang sử dụng loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào không…
- Một số thói quen về chế độ dinh dưỡng: Có uống đủ nước mỗi ngày không, thói quen ăn uống hàng ngày như thế nào, có sử dụng rượu bia và các chất kích thích thường xuyên không…
- Tần suất đi đại tiện mỗi ngày ra sao, có gặp vấn đề về rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón hay vấn đề bất thường nào khác không.
- Tính chất của công việc hiện tại có phải ngồi, đứng lâu hoặc hoạt động mạnh thường xuyên không, thói quen vận động hàng ngày như thế nào.
- Tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình ra sao, có mắc các vấn đề, bệnh lý hậu môn - trực tràng hay không.
Nếu đang băn khoăn khám trĩ như thế nào thì bên cạnh việc bác sĩ hỏi thông tin, người bệnh cũng hoàn toàn có thể đưa ra các thắc mắc, băn khoăn mà mình đang gặp phải. Đây không chỉ là cách giúp giải tỏa được tâm lý mà còn để bệnh nhân chủ động nắm bắt rõ hơn về tình trạng của mình. Ví dụ như tại sao lại mắc bệnh trĩ, có khả năng xảy ra biến chứng nào không, các dấu hiệu bệnh trĩ chỉ xuất hiện tạm thời hay vĩnh viễn, với bệnh tình hiện tại thì điều trị như thế nào cho hiệu quả…
Bước 2: Khám lâm sàng bên ngoài hậu môn
Bác sĩ sau khi nắm bắt được sơ bộ về tình trạng bệnh nhân thì sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra lâm sàng, quan sát bằng mắt thường khu vực bên ngoài hậu môn của người bệnh. Đây là bước giúp cho bác sĩ nhận biết rõ ràng hơn các biểu hiện có liên quan đến bệnh trĩ mà bệnh nhân mắc phải.
Có thể kể đến một số tình trạng bao gồm: Hậu môn sưng tấy hoặc nổi cục, xuất hiện các chất nhầy, búi trĩ bị sa xuống, hiện tượng kích ứng da ở hậu môn hay xung quanh, cục máu đông nằm trong tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch), hậu môn có vết nứt… Cách khám trĩ ngoài hậu môn sẽ không gây đau nên người bệnh không cần phải quá lo lắng.
Bước 3: Thực hiện khám vùng trực tràng
Khám trực tràng là bước cần thiết, không thể bỏ qua trong quá trình khám trĩ, nhưng cũng đồng thời khiến cho rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng, ngại ngùng do phải cởi bỏ trang phục. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân nên cố gắng vượt qua vấn đề tâm lý căng thẳng, đồng thời các bác sĩ cũng sẽ giúp người bệnh có được tinh thần thoải mái để khâu khám vùng trực tràng được diễn ra thuận lợi, ít gây ra đau đớn.
Để tiến hành khám trực tràng, trước tiên người bệnh sẽ được yêu cầu thay trang phục của bệnh viện hay cơ sở y tế, để trống khu vực từ bụng trở xuống. Tiếp đó, bác sĩ sử dụng chất bôi trơn chuyên dụng để thoa vào vùng trực tràng của người bệnh giúp hạn chế cảm giác đau đớn, khó chịu khi khám.
Bước tiếp theo, bác sĩ đeo găng tay y tế rồi tiến hành dùng ngón tay trỏ đưa vào bên trong trực tràng để kiểm tra, thăm khám bên trong hậu môn và ghi nhận, xem xét về những biểu hiện bất thường. Trong trường hợp có chất nhầy, máu hay một số dấu hiệu khác xuất hiện trên găng tay thì cũng là những vấn đề mà bác sĩ cần phải lưu tâm để việc chẩn đoán được chính xác nhất.
Bước 4: Tiến hành một số xét nghiệm cần thiết
Tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các xét nghiệm cần thiết sau khi đã thăm khám bằng tay. Trong quy trình khám bệnh trĩ, việc xét nghiệm, nội soi sẽ giúp cho bác sĩ bảo đảm, chắc chắn về kết quả kiểm tra. Thông thường, ở bước này người bệnh sẽ thực hiện 2 mục khám cận lâm sàng sau đây:
- Lấy máu xét nghiệm: Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ là tình trạng chảy máu khi đại tiện. Chính vì vậy, xét nghiệm này sẽ có thể dễ dàng chẩn đoán được hiện tượng thiếu máu do tình trạng bệnh nặng dẫn đến lượng máu chảy sẽ ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, nếu chỉ số bạch cầu tăng cao thì rất có thể là dấu hiệu của biến chứng hậu môn bị nhiễm trùng.
- Nội soi hậu môn và trực tràng: Để khám nội soi trĩ, một ống mềm chuyên dụng có gắn camera sẽ được bác sĩ sử dụng để nhẹ nhàng đưa vào trong, giúp kiểm tra khu vực hậu môn - trực tràng được hiển thị trên màn hình. Qua hình thức nội soi, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng sự tăng sinh bất thường tại mô lót, các tổn thương trong hậu môn hoặc những vấn đề tiềm ẩn khác. Phương pháp này không cần thiết phải gây mê trước bởi thông thường chỉ mất khoảng một vài phút và ít gây đau.
Bước 5: Chẩn đoán phân biệt trĩ và những bệnh lý khác
Tuy rằng bệnh trĩ có biểu hiện rõ ràng nhất là đau rát hậu môn và xuất huyết khi đại tiện, nhưng thực tế những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác có liên quan tới khu vực hậu môn - trực tràng. Do đó, ngoài vấn đề khám trĩ như thế nào thì việc kiểm tra kỹ lưỡng, chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ là điều vô cùng quan trọng nhằm điều trị đúng cách, đúng bệnh.
Các bác sĩ cho biết, những bệnh lý có biểu hiện tương tự trĩ bao gồm:
- Viêm ruột: Là bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính xảy ra do virus xâm nhập tấn công. Khi mắc phải, khu vực ruột sẽ trở nên sưng viêm, đau đớn, người bệnh bị đau thắt bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, buồn nôn hoặc nôn, sốt nhẹ, nhức đầu…
- Nứt kẽ hậu môn: Niêm mạc hậu môn xuất hiện vết rách, nứt gây ra cảm giác đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện, bác sĩ quan sát được bằng mắt thường. Triệu chứng đau có thể hết sau vài phút nhưng cũng có thể kéo dài tới vài giờ sau đó.
- Bệnh rò hậu môn: Tình trạng xảy ra do áp xe hậu môn - trực tràng bị vỡ ra và tạo thành một đường rò nếu không được điều trị kịp thời. Rò hậu môn cũng xuất hiện một số triệu chứng như đau rát, đại tiện ra máu, hậu môn sưng đỏ, chảy dịch mủ…
- Polyp đại trực tràng: Là hiện tượng các khối u lành hoặc ác tính có kích thước khác nhau xuất hiện trên thành ruột hoặc trực tràng. Ban đầu, các dấu hiệu bệnh không rõ ràng nhưng về sau đó người bệnh sẽ thấy đau quặn bụng, có máu lẫn trong phân…
Bước 6: Chẩn đoán, kết luận bệnh
Sau khi đã có đầy đủ các kết quả kiểm tra, thăm khám, xét nghiệm và nội soi thì bác sĩ sẽ tiến hành giải thích từng mục, kết luận về tình trạng hiện tại của người bệnh. Trong bước cuối cùng của quy trình khám bệnh trĩ, bác sĩ cũng sẽ đồng thời đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất. Kết hợp với đó là việc tư vấn về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng giúp hỗ trợ tối đa quá trình điều trị đạt hiệu quả.
Theo các kinh nghiệm khám trĩ, thông thường sau khâu khám và điều trị kết thúc thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ hẹn lịch tái khám. Người bệnh nên tuân thủ đúng với lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra cụ thể, đánh giá mức độ hồi phục bệnh trĩ và kịp thời xử lý nếu xảy ra vấn đề nào bất thường.
Lưu ý khi đi khám trĩ
Ngoài việc chủ động tìm hiểu quy trình khám bệnh trĩ như thế nào, người bệnh cũng cần nắm bắt một số lưu ý khi đi khám trĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất, cụ thể:
- Nên tiến hành đi khám trĩ nhanh chóng nếu có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, tránh việc để bệnh trĩ kéo dài hoặc tự ý điều trị tại nhà khi chưa biết rõ nguyên nhân, tình trạng hiện tại của mình.
- Khi đi khám trĩ người bệnh hãy mặc những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái để dễ thay. Đồng thời nên sắp xếp thời gian đến từ sớm nếu khám tại các bệnh viện lớn nhằm phòng tránh tình trạng quá tải, chờ đợi lâu.
- Chia sẻ, trao đổi với bác sĩ theo đúng những dấu hiệu mà mình mắc phải hoặc tiền sử bệnh lý, thói quen hàng ngày, không nên vì e ngại mà che giấu bệnh tình.
- Sau khi được bác sĩ tư vấn về phác đồ điều trị, nên tiến hành chữa nhanh chóng, tuân thủ đúng với những sự chỉ định, hướng dẫn dù điều trị bằng thuốc hay cần phải phẫu thuật cắt trĩ.
Xem thêm:
Khám trĩ có cần nhịn ăn không?
Rất nhiều người bệnh đều có chung một thắc mắc rằng khám trĩ có cần nhịn ăn không. Theo như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, trong quy trình khám bệnh trĩ sẽ có bước tiến hành nội soi hậu môn và trực tràng. Chính vì vậy, bạn cần nhịn ăn trước khi đi khám bởi khi soi nếu các bác sĩ thấy trong ruột chưa được sạch thì sẽ rút ống và hẹn người bệnh ngày khác tới nội soi lại.
Ngoài ra, việc nhịn ăn cũng nhằm phòng tránh trường hợp không may bị đau bụng trong khi khám. Trước ngày đi khám trĩ, người bệnh chỉ nên ăn những món dễ tiêu, món ăn lỏng như cháo, canh súp.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết để đảm bảo an toàn thì người bệnh còn phải lựa chọn những địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín. Nếu chưa biết nên đi khám bệnh trĩ ở đâu tốt, không cần phải chờ đợi lâu thì Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chính là một gợi ý đáng tin cậy. Quy trình khám bệnh trĩ tại đây luôn được tiến hành kỹ lưỡng theo từng bước bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực các bệnh lý hậu môn - trực tràng.
Phòng khám hiện đang áp dụng 2 kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh trĩ là phương pháp PPH và HCPT, giúp người bệnh được chữa khỏi nhanh chóng, ít đau và chảy máu, không để lại sẹo xấu, không mất thời gian nằm viện và đảm bảo an toàn. Đặc biệt, khi đăng ký lịch khám trực tuyến người bệnh còn nhận được ưu đãi giảm 30% phí điều trị.
Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc nắm bắt rõ hơn về vấn đề quy trình khám bệnh trĩ như thế nào. Người bệnh lưu ý ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh trĩ kịp thời. Mọi câu hỏi tư vấn bệnh trĩ hay thắc mắc khác về sức khỏe, bạn đọc có thể liên hệ với các chuyên gia tư vấn bệnh trĩ của chúng tôi thông qua số hotline 0367402884 hoặc trực tiếp để lại tin nhắn trong cửa sổ chat.