Khuyến mại 280k

Nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại, trĩ nội thường gặp

Nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại, trĩ nội thường gặp

Ngày cập nhật:

25/8/2023

Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại cũng như triệu chứng của bệnh trĩ nội có biểu hiện thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là một căn bệnh thường gặp và gây ra những nỗi ám ảnh đối với người bệnh. Trong xã hội ngày nay số lượng người mắc bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vậy làm cách nào để nhận biết được dấu hiệu của bệnh trĩ? Cùng chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh Hà Nội tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh lý hậu môn trực tràng mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thường ngày có thể nói đến như:

- Người có tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu như tài xế, nhân viên văn phòng, bảo vệ, công nhân xây dựng,... là đối tượng dễ bị trĩ nhất. Lý giải cho vấn đề này là do khi đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài sẽ khiến cho vùng hậu môn bị chịu nhiều áp lực lớn, các mạch máu không thể được lưu thông nên dẫn đến hình thành các búi trĩ.

- Người thường xuyên vận động mạnh như vận động viên đua xe, vận động viên cử tạ hay người lao động phải bê vác nặng cũng rất dễ bị trĩ. Khi thực hiện những hoạt động nặng thì toàn bộ lực của cơ thể dồn toàn bộ xuống khu vực hậu môn, vùng khung chậu và bắp đùi. Trọng lực nặng dồn xuống quá nhiều khiến cho các cơ hậu môn bị phình ra và dẫn đến bệnh trĩ.

- Những đối tượng hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh hoặc có thói quen rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện sẽ làm gia tăng áp lực lên thành mạch. Lâu dần các tính mạch bị tổn thương và xung huyết dẫn đến bệnh trĩ.

Nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ

- Táo bón có thể được xem là một nguyên nhân sâu xa dẫn tới bệnh trĩ. Khi mắc chứng táo bón, người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh và ngồi nhà vệ sinh lâu để đẩy phân ra ngoài. Những áp lực này dần dần khiến cho các thành tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức gây ra bệnh trĩ. Chứng táo bón xuất phát từ thói quen ít uống nước, ít ăn đồ có chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng và sử dụng rượu bia.

- Người béo phì là đối tượng cũng có thể dễ dàng bị mắc bệnh trĩ. Bởi vì áp lực cân nặng khiến cho quá trình lưu thông máu qua hậu môn gặp nhiều khó khăn khiến cho các tĩnh mạch bị sưng phồng lâu ngày và hình thành nên các búi trĩ.

- Phụ nữ đang mang thai và sau sinh có khả năng cao mắc bệnh trĩ. Điều này là do khi thai nhi dần phát triển sẽ gây lực nặng xuống phần dưới cơ thể trong đó có hậu môn khiến cho tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn nở hình thành nên các búi trĩ. Đồng thời, với những nữ giới sinh thường phải dùng nhiều lực để rặn thai nhi ra ngoài sẽ tăng thêm sức ép khiến cho các búi trĩ dễ sa ra ngoài hơn. Chính vì thế mà các chị em nên cẩn trọng với các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ trong thời kỳ này.

- Người cao tuổi phần lớn dễ bị mắc bệnh trĩ do giai đoạn này hệ thống hậu môn trực tràng đã lão hóa giảm khả năng đàn hồi và suy yếu. Cộng với việc độ tuổi này nhiều người vì sức khỏe yếu, ít vận động nên tăng nguy cơ bệnh trĩ.

- Người từng có tiền sử bệnh trĩ cũng không loại trừ là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Những người này chủ yếu do không được điều trị đúng cách hoặc trong cuộc sống thường ngày thực hiện những hoạt động dồn nhiều áp lực đến hậu môn khiến cho búi trĩ xuất hiện trở lại.

Ưu đãi chữa trĩ HCPT

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Bệnh trĩ thực chất là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị giãn và phình to quá mức trong một thời gian dài. Dựa vào vị trí phát sinh của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia ra thành trĩ nội và trĩ ngoại. Cách nhận biết bệnh trĩ mỗi loại như sau:

Dấu hiệu bệnh trĩ nội

Với biểu hiện của bệnh trĩ nội đó là vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn và đường lược. Các búi trĩ nội không gây đau do không có thần kinh cảm giác và ban đầu người bệnh chưa nhìn cũng như cảm nhận được chúng. Tuy nhiên, bệnh sẽ phát triển qua bốn giai đoạn cấp độ khác nhau, từ đó sẽ có những dấu hiệu bệnh trĩ nội khác nhau tùy theo từng cấp độ. Cụ thể:

- Cấp độ 1:

Dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 1 đó là người bệnh đi đại tiện thấy có lẫn máu ở trong phân hoặc dính ở trên giấy vệ sinh mặc dù chưa có cảm giác đau rát nhiều ở vùng hậu môn. Đây được coi là dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ thường hay bị người bệnh chủ quan bỏ qua, lầm tưởng là bệnh táo bón và khiến cho bệnh diễn tiến theo cấp độ nặng hơn.

Thêm một triệu chứng bệnh trĩ nữa người bệnh cũng cần phải lưu ý đó là dịch nhầy hậu môn chảy ra nhiều khiến cho vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, đôi khi có mùi hôi khó chịu.

- Cấp độ 2:

Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy búi trĩ thập thò bên trong ống hậu môn và bị sa ra ngoài mỗi lần đại tiện hoặc phải rặn mạnh, nhưng sau đó búi trĩ lại tự co vào.

Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có thể thấy đi ngoài ra máu nhiều, có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.

Có thể thấy, dấu hiệu bệnh trĩ nội cấp độ 2 cũng có thể coi là dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ vì chưa gây ra quá nhiều bất tiện cho người bệnh.

- Cấp độ 3:

Tại cấp độ này, dấu hiệu của bệnh trĩ bắt đầu rõ ràng và khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu hơn hẳn so với hai cấp độ ở trên. Các búi trĩ trở nên dày và to, có màu đỏ sẫm, sa ra hẳn ngoài hậu môn kể cả những lúc hoạt động bình thường. Khi đó, búi trĩ không thể tự thụt được lại vào như trước mà người bệnh phải dùng đến tay mới nhét được búi trĩ trở lại.

Biểu hiện sa búi trĩ của bệnh trĩ nội cấp độ 3 khá giống với dấu hiệu bệnh trĩ ngoại.

- Cấp độ 4:

Biểu hiện của bệnh trĩ ở cấp độ này đó là các búi trĩ đã sa thường trực bên ngoài ống hậu môn và không thể nhét được lại vào bên trong khiến người bệnh luôn cảm thấy vướng víu mỗi khi hoạt động.

Tại cấp độ 4, các búi trĩ có thể bị thắt nghẹt gây ra biến chứng hoại tử búi trĩ, tăng cao nguy cơ viêm nhiễm và có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng. Vì vậy, cấp độ 4 được coi là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội.

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Đối với trĩ ngoại, cách nhận biết bệnh trĩ đó là các búi trĩ mọc tại các khoang hậu môn dưới da, chân búi trĩ nằm ngay ở đường lược hậu môn.

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc ở đường lược hậu môn nên người bệnh có thể nhìn hoặc sờ cảm nhận được các búi trĩ ngay từ lúc ban đầu chúng xuất hiện.

Do các búi trĩ luôn thường trực bên ngoài da nên thường khiến cho người bệnh vướng víu, cộm mỗi khi đi lại và dễ gây ra tình trạng ẩm ướt ở hậu môn. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn.

Chưa kể, nếu có cọ xát, các búi trĩ sẽ có hiện tượng xuất tiết, gây phù nề và tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng huyết. Đồng thời, khi các búi trĩ phát triển ngày càng to sẽ bít kín lỗ hậu môn, gây tắc mạch khiến cho người bệnh đại tiện không tự chủ. Nặng nhất người bệnh có thể bị biến chứng thành bệnh ung thư hậu môn.

ƯU đãi 30%

Bị bệnh trĩ phải làm sao?

Bệnh trĩ dù xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ hay nam giới đều khiến cho người bệnh đều cảm thấy tự ti và ngại ngần đi thăm khám. Tuy nhiên vì bệnh trĩ có đa dạng biểu hiện và cấp độ bệnh nên nếu không chủ động gặp bác sĩ thăm khám cụ thể sẽ khiến cho bệnh chuyển biến theo hướng xấu, dẫn đến khó điều trị hơn và gây ra cho người bệnh nhiều trở ngại trong cuộc sống.

Hiện nay, có hai cách được áp dụng nhằm loại bỏ đi triệu chứng bệnh trĩ đó là điều trị bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa:

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Thuốc điều trị bệnh trĩ thường có dạng uống hoặc dạng bôi. Những loại thuốc này có công dụng giảm sưng viêm và co thắt búi trĩ nhưng chỉ thích hợp đối với những đối tượng được chẩn đoán có dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ. Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng được sử dụng để điều trị bệnh trĩ:

Cách điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

- Dùng thuốc nén trĩ: Thuốc nén trĩ có thể giúp giảm sưng đau và ngăn ngừa chảy máu. Bạn có thể dùng thuốc nén trĩ như là một phương pháp đầu tiên trong điều trị bệnh trĩ.

- Sử dụng thuốc ngoài da: Thuốc ngoài da có thể giúp giảm viêm và sưng đau. Nếu bệnh trĩ của bạn không quá nặng, bạn có thể sử dụng thuốc ngoài da để giảm các triệu chứng bệnh trĩ.

- Dùng thuốc trị đau: Thuốc trị đau có thể giảm đau và khó chịu trong trường hợp bệnh trĩ nặng. Bạn có thể sử dụng thuốc trị đau kết hợp với các phương pháp khác để giảm đau và khó chịu.

- Uống thuốc tăng cường tĩnh mạch: Các thuốc tăng cường tĩnh mạch có thể giúp cải thiện sự tuần hoàn máu ở khu vực trĩ, giảm thiểu sự chảy máu và giảm đau. Bạn có thể sử dụng thuốc tăng cường tĩnh mạch kết hợp với các phương pháp khác để cải thiện tình trạng bệnh trĩ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trĩ của bạn không cải thiện sau khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, hoặc nếu bệnh trĩ của bạn nặng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế như bác sĩ hoặc chuyên gia phẫu thuật để tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc liệu pháp tia laser.

Ưu đãi bệnh trĩ

Can thiệp ngoại khoa trong điều trị bệnh trĩ

Vì dấu hiệu bệnh trĩ nội và dấu hiệu bệnh trĩ ngoại khác nhau ở vị trí búi trĩ xuất hiện nên sẽ có hai biện pháp ngoại khoa để can thiệp điều trị ứng với cách nhận biết bệnh trĩ. Cụ thể:

- Phương pháp PPH điều trị bệnh trĩ nội

Phương pháp PPH được áp dụng đối với người bệnh trĩ nội cấp độ 3, 4 hoặc có biến chứng nghiêm trọng. Thực hiện bằng kỹ thuật xâm lấn trực tiếp cắt đi nguồn máu cung cấp tới búi trĩ khiến cho búi trĩ tự rụng và không ảnh hưởng tới các mô lân cận. Kết hợp với máy khâu PPh để khâu lại các búi trĩ và tạo hình lại hậu môn bên ngoài.

Thời gian thực hiện phẫu thuật khá nhanh, chỉ mất từ 20 - 30 phút và người bệnh chỉ cần nằm theo dõi 1 ngày kiểm tra biến chứng rồi có thể trở về nhà. Do thực hiện xâm lấn nên người bệnh không bị đau đớn hay bị chảy máu khi thực hiện. Đồng thời, búi trĩ được loại bỏ chính xác hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát.

Cắt trĩ bằng HCPT

- Phương pháp HCPT điều trị bệnh trĩ ngoại

Phương pháp cắt trĩ HCPT hoạt động theo nguyên lý sinh nhiệt của sóng điện cao tần 70 - 80 độ C tác động lên thành mạch máu để làm đông, thắt chặt và cố định lại búi trĩ cần cắt.

Phương pháp HCPT được đánh giá cao hơn hẳn so với các phương pháp cắt trĩ ngoại truyền thống với ưu điểm không gây đau đớn, ít chảy máu, quá trình xử lý bằng máy tính nên có độ chính xác cao không gây ảnh hưởng tới các mô xung quanh. Vì thế người bệnh phục hồi được nhanh và không có nguy cơ bị tái phát.

Phương pháp PPH và HCPT là phương pháp ngoại khoa đang được các cơ sở y tế uy tín áp dụng điều trị thành công cho nhiều đối tượng bị trĩ nặng hoặc có triệu chứng bệnh trĩ tái phát trở lại.

Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp y khoa trong điều trị, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp nhằm hỗ trợ rút ngắn thời gian chữa trị bệnh trĩ và ngăn chặn biểu hiện của bệnh trĩ có thể xuất hiện:

- Thường xuyên vận động, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu để máu được lưu thông khắp cơ thể và giảm áp lực lên hậu môn.

- Tập thói quen đi đại tiện khoa học, tránh ngồi lâu và rặn mạnh quá mức nhằm hạn chế tác động lên thành tĩnh mạch hậu môn.

- Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ bằng rau, quả để tránh nguy cơ táo bón. Đồng thời hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, luôn giữ trạng thái khô ráo để hạn chế nguy cơ sưng viêm.

- Đối với dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ trong thời kỳ thai sản và hậu thai sản, vì đây là thời kỳ cơ thể nữ giới khá yếu nên nữ giới cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tốt nhất không nên tự ý sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trong thời kỳ mang thai nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ, bác sĩ sẽ khuyên chị em thực hiện sinh mổ để hạn chế tình trạng búi trĩ sưng to và lòi ra ngoài khi thực hiện rặn đẻ.

Bài viết trên đây là những thông tin về nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ. Bệnh trĩ có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nên khi có dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ tư vấn bệnh trĩ và có biện pháp điều trị phù hợp.

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline