Bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ em có chữa được không?
Ngày cập nhật:
Tham vấn y khoa:
Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, nguy hiểm và thường đe dọa đến tính mạng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai.
Nguyên nhân dẫn đến giang mai bẩm sinh
Bệnh giang mai bẩm sinh là do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi khoa học là Treponema pallidum gây ra. Xảy ra khi người phụ nữ đang mang thai nhiễm khuẩn giang mai lây truyền sang bào thai qua nhau thai hoặc trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường. Các xoắn khuẩn giang mai này có tốc độ lây lan từ người sang người rất nhanh chóng, khiến người nhiễm bệnh rất khó kiểm soát.
Giang mai bẩm sinh để lại tác động rất lớn sức khỏe của bé cả trước và sau khi sinh nở. Giang mai ở phụ nữ mang thai có mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển bất thường ở thai nhi, làm tăng khả năng sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc có nguy cơ cao gây tử vong cho trẻ sơ sinh khi mới chào đời.
Do đó, phụ nữ khi mang thai cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai ở những lần khám sức khỏe thai kỳ đầu tiên. Để có thể phát hiện được sớm bệnh và kịp thời hỗ trợ phác đồ điều trị giang mai phù hợp nhằm giảm thiểu những rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra.
Có thể xem bạn đã bỏ lỡ thông tin hữu ích về Bệnh giang mai có chữa được không. Hãy xem ngay đừng chần chừ nhé!
Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Thông thường khi trẻ nhiễm giang mai bẩm sinh sẽ không để lại các dấu hiệu nhận biết nào. Bởi sức khỏe của trẻ khá non nớt nên các biểu hiện lâm sàng sẽ rất khó nhận biết ngay từ đầu, thường chỉ xuất hiện những triệu chứng như phát ban ở bàn chân hoặc lòng bàn chân, tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục và ngứa rát vùng háng. Theo thời gian các triệu chứng điển hình của giang mai sẽ xuất hiện và được chia thành 2 giai đoạn cơ bản là giang mai bẩm sinh sớm và giang mai bẩm sinh muộn.
Dấu hiệu giang mai bẩm sinh sớm
Giang mai bẩm sinh sớm thường sẽ bắt đầu sau khi bé chào đời từ khoảng 3 tháng đến 2 tuổi. Ở trường hợp này, cơ thể của người mẹ khi nhiễm xoắn khuẩn giang có thể không xuất hiện những biểu hiện nào và bệnh chỉ được xác định rõ khi thực hiện khám sàng lọc trước khi sinh theo định kỳ. Nếu xoắn khuẩn giang mai không được phát hiện và điều trị sẽ khiến trẻ sinh ra có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng, làm chậm phát triển về thể chất, trí não của trẻ.
Đối với trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh sớm nếu không tử vong ngay khi chào đời, sẽ có thể gặp những dấu hiệu như:
- Xuất hiện hiện tượng gan và lá lách mở rộng
- Trẻ sinh ra bị bệnh giang mai bẩm sinh có hệ thống xương phát triển bất thường
- Trẻ sinh ra mắc các chứng bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản
- Giang mai bẩm sinh sớm sẽ xuất hiện các triệu chứng ngoài da ở trẻ sơ sinh như phát ban, nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, da nổi mụn rộp có chứa dịch gây đau và ngứa rát, sổ mũi kéo dài.
Dấu hiệu giang mai bẩm sinh muộn
Dấu hiệu giang mai bẩm sinh muộn sẽ xuất hiện ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Đây có thể là tình trạng nhiễm trùng khuẩn giang mai thông qua nhau thai mặc dù thai phụ đã được điều trị nhưng cơ thể vẫn còn những kháng thể tồn dư do không điều trị đúng cách gây ra. Các triệu chứng ở trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn gồm có:
- Răng có biểu hiện bất thường như cùn răng cửa, hàm trên ngắn, hàm răng dưới nhô ra bên ngoài.
- Trẻ bị suy giảm thính lực hoặc bị điếc bẩm sinh do hệ thần kinh thính giác bị tổn thương.
- Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể trẻ gây viêm giác mạc bẩm sinh, viêm não, làm tổn thương hệ thống xương gây đau xương, viêm khớp.
- Trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn để lại các biến chứng như hở hàm ếch, xương chày bị dị tật, xương mũi bị thấp hoặc xẹp.
- Xuất hiện bướu trên trán, mụn giang mai, củ giang mai hình thành trên cơ thể bé.
Thông thường, trẻ bị nhiễm khuẩn giang mai bẩm sinh có thể sẽ phát triển trong một vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị giang mai bẩm sinh mà hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nhận biết nào khi sinh. Vì vậy, trẻ bị giang mai không điều trị kịp thời dẫn đến cơ thể phát triển các vấn đề nghiêm trọng, có thể tử vong do bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cách duy nhất để có thể phát hiện nguy cơ mắc bệnh giang mai hay không chính là làm xét nghiệm.
Bạn có thể xem chi tiết nguyên nhân bệnh giang mai
Xét nghiệm và chẩn đoán giang mai bẩm sinh
Tình trạng giang mai bẩm sinh sớm tiềm ẩn chỉ được xác định dựa trên các kết quả xét nghiệm chẩn đoán huyết tương dương tính ở người mẹ mà không dựa vào xét nghiệm chẩn đoán ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu nghi ngờ thai phụ hoặc trẻ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai khi sinh, thì sẽ thực hiện làm các xét nghiệm cần thiết kiểm tra có mắc bệnh giang mai hay không. Cụ thể như sau:
Thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán bệnh giang mai với phụ nữ khi mang thai
- Xét nghiệm phản ứng kháng thể xoắn khuẩn miễn dịch huỳnh quang FTA – ABS
- Xét nghiệm sàng lọc huyết tương nhanh RPR
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc bệnh lý xã hội VDRL
Thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán giang mai bẩm sinh với trẻ sơ sinh
- Chụp X-quang hệ thống xương
- Thực hiện kiểm tra xét nghiệm nhau thai, da, dây rốn.
- Thăm khám các chức năng mắt.
- Làm xét nghiệm tủy sống bằng phương pháp chọc dò tủy sống.
- Tiến hành làm xét nghiệm máu giống với người mẹ.
Nếu xét nghiệm trong máu cho kết quả âm tính thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành RPR lại sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng phải đi khám lại một lần, để đảm bảo chắc chắn rằng trẻ không nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh. Ngược lại, nếu như RPR cho ra kết quả dương tính thì cần phải liên tục tiến hành xét nghiệm 8 tháng liên tiếp, để loại trừ khả năng cho ra kết quả dương tính giả thì mới có thể kết luận chắc chắn trẻ mắc bệnh giang mai và cần thực hiện điều trị ngay.
Ngoài ra, có thể thực hiện điều trị giang mai bẩm sinh luôn cho trẻ ở trong trường hợp sản phụ vừa bắt đầu được điều trị giang mai 4 tuần trước khi sinh hoặc thai phụ chưa từng điều trị giang mai đây được gọi là biện pháp điều trị dự phòng giang mai bẩm sinh.
Đối với trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn các bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể chỉ định làm các kiểm tra về các cơ quan khác do xoắn khuẩn giang mai làm tổn thương như viêm giác mạc hay điếc bẩm sinh, biến dạng răng.
Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Trên thực tế tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai ngày càng gia tăng, theo đó mà số trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh cũng tăng theo. Nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm giang mai bẩm sinh sớm khiến trẻ chết non, nếu không trẻ sinh ra cũng bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển. Từ những mức độ nguy hiểm nghiêm trọng mà bệnh giang mai bẩm sinh có thể gây ra. Vậy bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh giang mai bẩm sinh có thể chữa được nếu thời điểm phát hiện và điều trị bệnh sớm, trước khi gây ra những tổn thương về xương, mắt,... ở trẻ.
Cũng giống như nhiễm khuẩn giang mai thông thường, điều trị giang mai bẩm sinh cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm cho trẻ nhằm ức chế sự phát triển của các xoắn khuẩn giang mai bằng những phương pháp chuyên sâu, với quy trình giám sát nghiêm ngặt hơn.
Vì vậy, mà đối với trường hợp trẻ bị nhiễm giang mai bẩm sinh sẽ có chỉ định nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ về quy trình điều trị và sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Điều trị bệnh giang mai bẩm sinh như thế nào?
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý mà đưa ra phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh phù hợp. Nếu phụ nữ khi mang thai được xác định nhiễm xoắn khuẩn giang mai, việc điều trị sớm và đúng cách sẽ có khả năng cao ngăn ngừa tình trạng truyền bệnh sang cho thai nhi. Nếu như thai phụ phát hiện và tiến hành điều trị giang mai trước tuần thứ 16 của thai kỳ thì hiệu quả điều trị thường cao hơn.
Thông thường việc điều trị sớm và đúng cách cho người mẹ khi mang thai bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai đã có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh ở em bé. Tuy nhiên, khả năng tồn dư vi khuẩn vẫn có thể xảy ra, nên kể cả khi với trường hợp mẹ nhiễm giang mai đã được điều trị, thì em bé sinh ra cũng cần được theo dõi sát sao hơn.
Điều trị giang mai bẩm sinh đối với phụ nữ mang thai
- Phụ nữ khi mang thai nhiễm giang mai sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh Penicillin bằng đường uống để điều trị xoắn khuẩn giang mai liên tục trong 10 ngày. Việc sử dụng thuốc cần đảm bảo có sự giám sát và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể gây ra.
- Trong một số trường hợp, căn cứ vào thời gian phát hiện, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị dùng kháng sinh dưới dạng tiêm bắp hoặc qua đường truyền tĩnh mạch (IV).
Điều trị giang mai bẩm sinh đối với trẻ sơ sinh
Việc chữa bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào thời gian phát hiện, mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của trẻ mà chỉ định thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp.
- Thông thường, trẻ bị nhiễm giang mai bẩm sinh sẽ được sử dụng một liều kháng sinh Procain Penicillin phù hợp trong 10 ngày.
- Đối với trường hợp trẻ bị dị ứng với thuốc Penicillin, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể giảm liều sử dụng của thuốc, quan sát các phản ứng của trẻ khi sử dụng thuốc. Nếu không thành công, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại kháng sinh phù hợp khác.
- Trẻ bị mất thính lực do xoắn khuẩn giang mai gây tổn thương thì có thể được khắc phục bằng thuốc kháng sinh Penicillin kết hợp với một số loại thuốc khác như Corticosteroid.
- Đối với trẻ bị giang mai bẩm sinh gây viêm mắt suy giảm thị lực có thể được chỉ định thuốc Corticosteroid và Atropin.
Để đảm bảo quá trình điều trị giang mai bẩm sinh đạt hiệu quả tốt nhất, điều quan trọng nhất chính là cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, theo dõi và quan sát chặt chẽ quy trình điều trị và sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Biến chứng có thể xảy ra khi bị nhiễm giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh ở trẻ em có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
- Phá hủy hệ thống xương: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể của trẻ phát triển và không ngừng làm tổn hại đến cấu trúc xương, khiến trẻ bị đau xương và chậm phát triển.
- Khuôn mặt bị biến dạng: Trẻ bị nhiễm giang mai bẩm sinh khiến khuôn mặt bị biến dạng như hở hàm ếch, xương chày bị dị tật, xương mũi bị thấp hoặc xẹp.
- Hệ thần kinh phát triển bất thường: Giang mai bẩm sinh nếu không được điều trị, các xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào tế bào não làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh gây ra biến chứng viêm não.
- Biến chứng ở mắt, suy giảm thính lực: Bệnh giang mai bẩm sinh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác và thính giác. Điều này làm cho trẻ mất đi chức năng phản xạ với ánh sáng và có nguy cơ bị điếc và mù do hệ thần kinh bị tổn thương.
- Nguy cơ gây tử vong: Giang mai bẩm sinh có biến chứng nguy hại nhất chính là khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào tim có thể dẫn đến suy tim, tử vong ngay lập tức. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà giang mai bẩm sinh có thể gây ra nếu không được điều trị sớm.
Khi nào cần gọi cho một chuyên gia y tế nếu bị giang mai bẩm sinh?
Qua những biến chứng đã được liệt kê mà giang mai bẩm sinh có thể gây ra, có thể thấy rằng ngay khi nhận thấy con của mình có những dấu hiệu hay một triệu chứng bất thường nào nghi ngờ bị giang mai hãy gọi ngay cho các chuyên gia y tế và tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng gần nhất để được kiểm tra và làm các xét nghiệm chẩn đoán giang mai chuyên sâu, từ đó bác sĩ sẽ có thể đưa ra phương hướng điều trị tích cực nhất.
Nếu như người phụ nữ nghi ngờ bản thân bị nhiễm giang mai và đang mai thai hoặc có kế hoạch mang thai thì hãy tìm đến những đơn vị y tế uy tín để kiểm tra và làm các xét nghiệm chẩn đoán ngay lập tức. Nếu sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác bị nhiễm giang mai, thì bạn sẽ được điều trị triệt để với phương pháp phù hợp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm sang bảo thai, giúp giảm thiểu tình trạng giang mai bẩm sinh ở trẻ.
Xem chi tiết:
Phòng chống giang mai ở thai nhi
Theo các chuyên gia khuyến cáo, thai nhi sẽ không bị bệnh giang mai bẩm sinh nếu người mẹ không nhiễm bệnh khi mang thai. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh cần phải có những lối sống và biện pháp bảo vệ để tránh khỏi bệnh giang mai bẩm sinh và các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai nên làm các xét nghiệm kiểm tra giang mai thường xuyên trong các lần khám thai kỳ đầu tiên.
- Cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh giang mai.
- Nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh giang mai, thì cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra và chữa cho cả mẹ và bé. Nếu được điều trị sớm trong vòng 4 tuần trước khi sinh thì có thể giảm nguy cơ trẻ mắc giang mai bẩm sinh.
- Phụ nữ mang thai cần chăm sóc trước khi sinh để đảm bảo tốt sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Khi giang mai bẩm sinh được chẩn đoán, tất cả thành viên trong gia đình cũng cần nên đi kiểm tra và thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phòng giang mai có thể tái phát trở lại.
Giang mai bẩm sinh là một bệnh lý rất nguy hiểm gây những biến chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy,cả bố và mẹ có dấu hiệu của bệnh giang mai cần được điều trị hoặc hãy đảm bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt trước khi có ý định mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Hy vọng qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ trên đây, có thể giúp bạn giải đáp được vấn đề bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ em có chữa được không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ qua số Hotline 0367402884 để được gặp các chuyên gia tư vấn bệnh giang mai trực tiếp và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Bạn có thể tìm hiểu và xem ngay các bệnh viện và các phòng khám đa khoa uy tín tại Hà Nội được nhiều người bệnh đến khám chữa.
Tên thay thế
Bệnh giang mai thai nhi
Tài liệu tham khảo
1. Dobson SR, Sanchez PJ. Bệnh giang mai Trong: Cherry JD, Harrison GJ, Kaplan SL, Steinbach WJ, Hotez PJ, eds. Sách giáo khoa về bệnh truyền nhiễm ở trẻ em của Feigin và Cherry . Tái bản lần thứ 7 Philadelphia, PA: Elsevier Saunders; 2014: chương 143.
2. Kollman TR, Dobson SRM. Bệnh giang mai Trong: Wilson CB, Nizet V, Malonado YA, Remington JS, Klein JO, eds. Bệnh truyền nhiễm của thai nhi và trẻ sơ sinh Remington và Klein . Tái bản lần thứ 8 Philadelphia, PA: Elsevier Saunders; 2016: chương 16.
3. Michaels MG, Williams Liên doanh. Bệnh truyền nhiễm. Zitelli BJ, McIntire SC, Norwalk AJ, eds. Bản đồ chẩn đoán vật lý nhi khoa của Zitelli và Davis . Tái bản lần thứ 7 Philadelphia, PA: Elsevier Saunders; 2018: chương 13.
Được dịch thuật bởi: Đội ngũ chuyên gia về Sức Khỏe TriGiaLo.