Đặc điểm xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở đâu, sống được bao lâu?
Ngày cập nhật:
Tham vấn y khoa:
Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai là gì, xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở đâu, sống được bao lâu và khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai như thế nào là những câu hỏi thắc mắc của không ít người bệnh. Xoắn khuẩn hay xoắn trùng giang mai là tác nhân chính gây nên bệnh giang mai, một căn bệnh xã hội nguy hiểm lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập và tấn công vào cơ thể sẽ gây ra những biến chứng hết sức nặng nề đối với sức khỏe bệnh nhân. Mời các bạn hãy cùng Kênh Sức khỏe Online tìm hiểu về xoắn khuẩn giang mai ngay sau đây.
Xoắn khuẩn giang mai là gì?
Xoắn khuẩn giang mai là gì? Đây là một loại vi khuẩn tác nhân gây nên bệnh giang mai ở người, nó có tên khoa học là Treponema pallidum. Ngoài khả năng xâm nhập cao trong cơ thể người gây nên bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai còn gây nên các bệnh khác nhau như bệnh ghẻ cóc hay các chứng bệnh nhiễm trùng qua nhiều giai đoạn. Người ta có thể phân loại và sàng lọc bệnh dựa trên sự phân biệt các tiêu chí lâm sàng, dịch tễ học hay bộ gen của vi khuẩn.
Về đặc tính hình thái, loại xoắn khuẩn này có kết cấu từ 8 - 14 vòng xoắn ốc đều nhau, dài trung bình khoảng 8 - 20 micromet. Chúng là loại vi khuẩn gram âm có tính di động khá cao, không có vỏ và không tạo nha bào. Treponema pallidum được bao bọc trong màng bào tương, bên ngoài nó được phủ bởi màng mỏng peptidoglycan. Lớp màng ngoài này là tấm khiên chắc chắn giúp xoắn khuẩn giang mai tránh được các đáp ứng miễn dịch của vật chủ trong quá trình nhiễm khuẩn và gây bệnh.
Thông thường, xoắn khuẩn giang mai sẽ phân bào theo chiều ngang, cứ mỗi 30 giờ/ lần, chúng sẽ chia đôi và tạo thành một khuẩn xoắn mới. Các xoắn khuẩn này có chiều dài khá đáng kể, có thể lên đến hơn 20 micromet, chúng có thể phân đôi hoặc chập lại vào nhau thành chữ V. Loại xoắn trùng giang mai này có lông ở khu vực 2 đầu nhưng chúng không di chuyển bằng lông này mà sẽ chuyển động bằng sự uốn khúc các vòng lượn đồng thời quay quanh trục xoắn ốc.
Để quan sát và theo dõi được xoắn trùng giang mai được rõ hơn và nhận biết được xoắn khuẩn giang mai là gì, người ta sử dụng phương pháp nhuộm bạc hoặc nhuộm Giemsa để quan sát khuẩn dưới kính hiển vi quang học. Đôi khi, ta cũng có thể thấy được chúng có dạng hạt ngoài dạng xoắn dài như thông thường.
Xem thêm:
• Bệnh giang mai có chữa được không
• Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu
• Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền
• Xét nghiệm giang mai bằng cách nào
Xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở đâu?
Treponema pallidum là loại vi khuẩn vô tính nên nó không thể nuôi cấy ở môi trường nhân tạo. Vì thế, các nhà khoa học sử dụng cách giữ chủng xoắn khuẩn để nghiên cứu bằng cách tiêm truyền nhiều lần qua tinh hoàn của thỏ. Xoắn trùng giang mai lây bệnh ở người và con người chính là nguồn dự trữ tự nhiên duy nhất được biết đến của chúng.
Xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở đâu? Thực tế nghiên cứu cho thấy, xoắn khuẩn giang mai gây bệnh cho khỉ và thỏ cũng giống như lây bệnh ở cơ thể người. Tuy nhiên trên thỏ, xoắn khuẩn giang mai chỉ gây ra các vết lở loét tiên phát.
Xoắn khuẩn giang mai sống được bao lâu?
Như đã biết, xoắn khuẩn giang mai cần có vật chủ để nương tựa. Vậy xoắn khuẩn giang mai sống được bao lâu? Không giống như các giống loại vi khuẩn khác, xoắn khuẩn giang mai không thể tồn tại quá vài ngày nếu như không có vật chủ. Lý giải cho điều này là bởi chúng có thời gian nhân đôi chậm hơn 30 giờ, đồng thời do chúng không thể chuyển hóa nhanh chóng sự trao đổi chất dinh dưỡng. Chúng được biết đến với khả năng tốt về quá trình trốn tránh sự đào thải của hệ miễn dịch, không những thế, khả năng xâm lấn của xoắn trùng giang mai cũng rất nhanh chóng và mạnh mẽ.
Ngoài ra, câu trả lời thú vị cho xoắn khuẩn giang mai sống được bao lâu thì bởi sự đề kháng cực kém mà xoắn khuẩn giang mai sẽ chết sau khi ra khỏi cơ thể vật chủ. Các chất sát khuẩn thông thường có thể sử dụng hàng ngày để diệt khuẩn giang mai như xà phòng, iot, thủy ngân, thuốc sát trùng,... Không những thế, vi khuẩn có khả năng bị tiêu diệt trong vòng 30 phút ở nhiệt độ từ 42 độ C.
Điều thú vị nữa về xoắn khuẩn giang mai sống được bao lâu đó là vi khuẩn sẽ sống được khoảng 1 ngày trong huyết thanh được cất giữ ở 4 độ C, âm 70 độ C là nhiệt độ mà xoắn trùng giang mai sẽ sống được dai dẳng nhiều năm và vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Qua đó có thể thấy, xoắn khuẩn giang mai tồn tại được ở nhiệt độ lạnh và sẽ bị tiêu diệt khi nhiệt độ bị hanh khô, nóng ẩm. Hơn nữa, xoắn trùng giang mai cũng rất nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh khác nhau như tetracyclin, penicillin,...
Xoắn khuẩn giang mai lây qua đường nào?
Xoắn khuẩn giang mai lây qua đường nào? Con đường lây truyền bệnh giang mai chủ yếu là do sự tiếp xúc thân mật giữa người khỏe mạnh và người có mầm bệnh giang mai, cụ thể hơn là các hành vi giao hợp tình dục bằng âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Hầu hết, những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh giang mai ở giai đoạn sơ cấp hoặc thứ phát cũng sẽ nhiễm bệnh, tỷ lệ khá cao, khoảng 30 - 60%. Các nghiên cứu chỉ ra cho thấy các trường hợp ở nam giới Hoa Kỳ mắc phải khuẩn xoắn giang mai do quan hệ tình dục đồng giới (60%), trong số đó 20% là do quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Các trường hợp cũng có khả năng lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai được kể đến như tiếp xúc với các vết thương hở, chất dịch của người bệnh, niêm mạc mắt, niêm mạc vùng miệng hoặc xây xước da,... Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở cơ thể người mẹ và lây qua thai nhi qua nhau thai hoặc bị nhiễm trùng khuẩn xoắn giang mai trong quá trình sinh thường. Ở trường hợp này, xoắn khuẩn giang mai nguy hiểm tồn tại trong cơ thể mẹ sẽ tăng khả năng làm cho thai nhi bị sinh non, hoặc khi sinh ra trẻ sẽ mắc phải những thương tật vĩnh viễn như mù lòa, khuyết bộ phận cơ thể,... Đường truyền máu hay dùng chung bơm kim tiêm cũng là một hình thức lây lan xoắn trùng giang mai cho người khỏe mạnh, chính vì thế, các bạn cần cẩn trọng hơn trong việc bảo vệ bản thân mình khỏi các bệnh xã hội nguy hiểm, cụ thể là các nguyên nhân tăng khả năng mắc phải xoắn khuẩn giang mai nguy hiểm.
Khả năng lây nhiễm khuẩn giang mai qua các đồ dùng chung như bồn tắm, bồn cầu, ăn chung, mặc quần áo chung,... hay qua các sinh hoạt thường ngày được nghiên cứu và kết luận là rất thấp, hầu như là không có. Điều này được lý giải là bởi vi khuẩn khi ra khỏi cơ thể sẽ chết rất nhanh, vậy nên việc lây lan mầm bệnh giang mai qua các vật thể chung là không có khả năng.
Khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai
Vi khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các màng nhầy, các lớp niêm mạc còn nguyên vẹn hoặc các vết trầy xước trên da. Chỉ vài giờ sau chúng sẽ tấn công vào hệ bạch huyết và máu, gây nên các chứng nhiễm trùng toàn thân ở người. Như đã biết, thời gian nhân bào của xoắn trùng giang mai sẽ là khoảng 30 - 32 giờ đồng hồ.
Giai đoạn nhiễm trùng tự nhiên, xoắn khuẩn giang mai sẽ ủ bệnh trong cơ thể người khoảng 21 ngày, có 3 diễn tiến của bệnh được kể đến như sau:
1. Giang mai nguyên phát:
Bệnh giang mai sẽ ủ trong khoảng thời gian trung bình 3 - 4 tuần, săng giang mai sẽ phát triển ở cơ quan sinh dục nam và nữ. Săng giang mai chính là các vết loét không đau, nền chắc chắn, khi gặp phải ma sát sẽ tiết ra dịch mủ chứa xoắn khuẩn bên trong. Săng giang mai có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng chúng phổ biến nhất ở các bộ phận sau:
- Nam giới thường xuất hiện ở hậu môn, dương vật, khu vực trực tràng.
- Nữ giới thường thấy ở âm hộ, môi lớn, môi bé, tử cung,...
- Khu vực khoang miệng hoặc môi lưỡi,...
2. Giang mai thứ phát:
Giai đoạn này là lúc xoắn khuẩn lây lan và tạo ra các thương tổn trên da. Từ khoảng tuần thứ 6 đến 12, bệnh nhân thường sẽ gặp các triệu chứng khác nhau như sốt, mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn. Giai đoạn này, khuẩn xoắn giang mai làm cho bệnh nhân bị nhức đầu (viêm màng não), rối loạn thị giác (viêm võng mạc) hoặc giảm thính lực (viêm tai giữa),... Ngoài ra còn gây tổn thương cho các khu vực khác trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan nội tạng.
Các tổn thương thường đối xứng và nổi rõ ở khu vực lòng bàn tay và lòng bàn chân, các tổn thương trên bề mặt thường sẽ có hình tròn, đóng vảy và kết hợp thành cụm tổn thương lớn theo thời gian. Bệnh nhân cần chú ý hơn đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Giang mai giai đoạn cuối:
Theo thống kê, khoảng ⅓ số bệnh nhân không được điều trị sớm bệnh giang mai sẽ tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu là gây ra các tổn thương cho cơ thể như sau:
- Giang mai tim mạch:
Thông thường, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiễm trùng từ 10 - 25 năm sau. Sự giãn nở của động mạch chủ có khả năng gây ra các triệu chứng chèn ép và ăn mòn khu vực lồng ngực. Khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng ho khan hoặc khó thở, tắc thở, đau nhức xương ức hay khu vực xương sườn, cột sống,...
- Giang mai thần kinh:
Bệnh nhân dễ đột quỵ do viêm động mạch não hoặc tủy sống. Các triệu chứng thường gặp khi bị giang mai thần kinh đó là chóng mặt, nhức đầu, cứng cổ, kém tập trung, giảm sút trí nhớ, mất ngủ và mờ mắt,... Các triệu chứng trên khá dễ gây nhầm lẫn với các biểu hiện mệt mỏi thông thường, chính vì thế, bệnh nhân cần theo dõi và đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để kịp thời kiểm soát bệnh.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giải đáp các thắc mắc về bệnh xoắn khuẩn giang mai là gì và khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai đối với sức khỏe. Mong rằng qua đây các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh giang mai. Nếu còn có câu hỏi nào khác liên quan đến bệnh, bạn hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn bệnh giang mai 0367402884 để được các chuyên gia khám bệnh xã hội phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Hà Nội giải đáp hỗ trợ trực tiếp.