Khuyến mại 280k

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không, sinh con được không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không, sinh con được không?

Ngày cập nhật:

9/2/2023

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Điển

Hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không hay tinh hoàn bên to bên nhỏ có sinh con được không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn nam khi thấy kích thước hai bên tinh hoàn không đều nhau. Hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ có thể bắt gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu đi kèm các triệu chứng khác như sưng đau khó chịu thì rất có thể là do bệnh lý gây ra và nam giới cần đi khám bác sĩ để có những tư vấn cụ thể về căn bệnh này. Vậy tinh hoàn bên to bên nhỏ có làm sao không? Mời các bạn hãy cùng Kênh Sức khỏe Online tìm hiểu ngay sau đây.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là như thế nào?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ luôn là vấn đề đáng ngại, khiến cánh mày râu lo lắng. Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục của phái nam, nơi đây có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và tiết ra hormone nội tiết tố nam testosterone quyết định sự nam tính. Theo cấu tạo sinh dục thì tinh hoàn nằm trong bìu. Thông thường ở người trưởng thành sẽ có tinh hoàn dài khoảng 4.5cm, rộng 2.5cm, dày 1.5cm và nặng khoảng 20g.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Trên thực tế, xu hướng tinh hoàn của nam giới bên phải sẽ to hơn bên trái, bên cạnh đó còn hiện tượng một trong hai tinh hoàn bên treo cao hơn, bên treo thấp hơn chút. Tình trạng này xuất hiện cả ở trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ là hiện tượng kích thước hai bên tinh hoàn không bằng nhau, bên cao bên thấp, thậm chí là tinh hoàn bên này chỉ bằng một nửa bên kia. Tuy nhiên nếu bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ mà không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: bìu sưng, đỏ ửng, tím, trẻ đau quấy khóc, không chịu bú mẹ,...thì đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường không đáng lo ngại.

Nếu chỉ là tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ bình thường thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nhưng mà nếu đó là triệu chứng bệnh lý thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh mới đánh giá được có ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản không.

Ưu đãi 280k

Nguyên nhân tinh hoàn bên to bên nhỏ

Vì sao tinh hoàn bên to bên nhỏ? Để giải thích câu hỏi này, các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã chia ra làm hai nguyên nhân chính đó là do yếu tố sinh lý và yếu tố bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

1. Tinh hoàn bên to nhỏ do bẩm sinh

Như đã nói ở trên thì hiện tượng bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh là điều hiển nhiên. Các bậc cha mẹ có thể quan sát tình trạng này thông qua sự chênh lệch về kích thước của hai quả tinh hoàn bằng mắt thường và sờ vào bìu của trẻ nhỏ. Đây là yếu tố bẩm sinh quyết định việc tinh hoàn có phát triển ổn định bằng nhau hay không.

2. Do chấn thương khiến cho tinh hoàn bên to bên nhỏ

Có một số trường hợp nam giới gặp phải những chất thương đáng tiếc khiến cho vùng kín đặc biệt là tinh hoàn bị tổn thương. Lúc đó, tinh hoàn có thể bị chảy máu, đóng cục khiến cho tinh toàn đau, gặp các vấn đề và bị thu nhỏ lại. Chính bạn nam sẽ nhận thấy và quan sát được sự thay đổi kích thước bất thường giữa hai bên tinh hoàn.

Có nhiều trường hợp là do các bạn nam chọn đi xe thể thao với tư thế ngồi vùng kín sẽ ở ngay phần nhô lên ở bình xăng xe dẫn đến tình trạng khi đi vào đường gồ ghề thì các bạn nam sẽ kêu nhẹ do hai quả tinh hoàn va chạm với chỗ bình xăng khiến cho bạn nam thấy đau, trường hợp đi xe bị thương nặng thì khả năng mất luôn một bên là rất cao.

3. Bé trai tinh hoàn bên to bên nhỏ do bị ứ dịch

Hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh thông thường được xác định là do ứ dịch màng tinh hoàn. Lúc này phần sinh dục của trẻ sẽ to lên và có màu đỏ. Sự chênh lệch kích thước hai bên tinh hoàn được cho là do di truyền từ người mẹ, và có thể tự biến mất sau ba tháng tuổi mà không cần điều trị.

Nguyên nhân tinh hoàn bên to bên nhỏ

Nguyên nhân bệnh lý

1. Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm sưng ở ống cuộn ( mào tinh hoàn)  kết nối tinh hoàn với ống dẫn tinh, từ đó cung cấp không gian và môi trường cho tinh trùng trưởng thành.

Các dấu hiệu của viêm mào tinh hoàn đó là:

• Bìu bị sưng đỏ, ấm lên.

• Đi tiểu ra máu hoặc trong tinh dịch có máu.

Dương vật chảy mủ ra.

• Có khối u trên tinh hoàn.

• Đau rát khi quan hệ thậm chí là chảy máu khi xuất tinh.

• Sốt, đau khó chịu ở vùng bụng dưới.

2. Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm sưng ở một hoặc hai túi tinh hoàn trong bìu. Thông thường hầu hết các bệnh chỉ xuất hiện ở một bên tinh hoàn nhưng ảnh hưởng đến cả hai túi cùng lúc. Bệnh phát triển từ tình trạng nhiễm trùng tinh hoàn, nếu để kéo dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới sau này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì có thể chữa trị tận gốc mà không để lại biến chứng nào, nên phái nam hoàn toàn yên tâm.

Đối tượng thường mắc bệnh này khoảng 45 tuổi trở lên, hoặc người có tiền sử bệnh quai bị. Các dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn đó là:

• Luôn cảm giác đau nhức, khó chịu, sưng rõ rệt ở bìu.

• Tần suất đi tiểu lạ thường, mỗi lần đi tiểu hay xuất tinh đều có cảm giác đau buốt.

• Máu có thể lẫn trong tinh dịch và nước tiểu.

• Phì đại tuyến tiền liệt và sưng hạch bạch huyết ở bẹn.

• Sốt, thân nhiệt tăng cao.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ do viêm tinh hoàn

3. Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc là hiện tượng xảy ra khi chất lỏng tích tụ nhiều quanh tinh hoàn dẫn đến sưng, đây chính là nguyên nhân làm cho kích thước tinh hoàn của hai bên một bên to một bên nhỏ. Bệnh lý này thường bắt gặp ở đàn ông có tuổi, song nếu người trẻ tuổi nhiễm bệnh và đi kèm với những dấu hiệu viêm khác thì cần đi khám kiểm tra sớm tránh các biến chứng khó lường.

4. Do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở phái nam, nhìn chung thì bệnh này không quá nguy hiểm. Bởi trên thực tế có khoảng 15% đàn ông trưởng thành nhiễm bệnh, tuy nhiên có nhiều người nhiễm bệnh mà không biết do người bệnh không cảm thấy khó chịu với bệnh này.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, đa phần đều bị giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn bên trái do đó mà thông thường tinh hoàn bên trái sẽ nhỏ hơn tinh hoàn bên phải.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh là do béo phì, thói quen ít vận động, do di truyền hay suy tĩnh mạch mạn tính.

5. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng xảy ra khi tinh hoàn di chuyển và xoay quá mức khiến cho dây thừng tinh bị xoắn. Đây rất có thể là chấn thương nghiêm trọng ở tinh hoàn, người bệnh cần làm phẫu thuật xoắn rối để gỡ rối, đảm bảo lưu lượng máu nuôi đến tinh hoàn. Nếu không can thiệp kịp thời rất có thể một bên tinh hoàn bị xoắn sẽ sưng to hơn, viêm hoặc hoại tử.

Xoắn tinh hoàn

6. U nang biểu mô

Một trong những nguyên nhân tinh hoàn bên to bên nhỏ đó chính là do các u nang biểu mô. Hầu các u nang biểu mô đều là lành tính, không gây đau, và không cần phải điều trị. Nhưng mà tình trạng này đi kèm với triệu chứng đau đớn, khó chịu hay quan hệ tình dục khó khăn thì cần phẫu thuật cắt bỏ u nang.

7. Ung thư tinh hoàn

Khi ung thư chỉ phát triển ở một bên tinh hoàn thì khối u sẽ làm tăng kích thước tinh hoàn lên, làm cho một bên tinh hoàn to và một bên nhỏ. Đây là một bệnh tuy không phổ biến nhưng rất nguy hiểm, vì vậy các anh cần để ý điều trị kịp thời.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành thì đều có thể tinh hoàn một bên to bên nhỏ. Tuy nhiên nếu không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào thì hiện tượng này không đáng lo ngại. Còn khi tinh hoàn một bên to bên nhỏ kèm theo triệu chứng đau tinh hoàn, nhiễm khuẩn, càng ngày càng sưng to hai bên tinh hoàn chênh lệch rõ rệt thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh sản và nuôi dưỡng tinh trùng của dương vật.

Để chắc chắn cho câu hỏi tinh hoàn bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì không thì tốt nhất các bạn nam nên đi kiểm tra sớm để có hướng điều trị tốt nhất.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sinh con được không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sinh con được không?

Theo như đã giải thích ở trên thì tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ thực chất là tình trạng bình thường xảy ra ở đa số nam giới nếu như không có các triệu chứng đi kèm.

Để trả lời cho câu hỏi tinh hoàn bên to bên nhỏ có con được không hay tinh hoàn bên to bên nhỏ có bị vô sinh không thì thực tế tinh hoàn không đều nhau không ảnh hưởng gì đến quá trình sản xuất tinh trùng cũng như quá trình thụ tinh. Chính vì thế mà phái nam vẫn có thể sinh con bình thường.

Tuy nhiên, các bạn nam cũng nên chú ý khi gặp vấn đề này. Do bệnh có thể ủ trong thời gian khá lâu cho nên để đảm bảo sức khỏe, bạn nam nên có lịch khám nam khoa định kỳ vừa đảm bảo an toàn vừa kịp thời phát hiện ra bệnh nếu có.

Cách kiểm tra tinh hoàn bên to bên nhỏ tại nhà

Phái mạnh hoàn toàn có thể tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà bằng các cách sau:

- Dùng ngón trỏ và ngón cái cuộn tinh hoàn xung quanh với lực vừa phải, không ấn mạnh tránh làm cho tinh hoàn tổn thương.

- Kiểm tra bề mặt thật kỹ từng tinh hoàn, xem có khối u, có bị sưng, đau hay thay đổi thất thường kích thước hay không.

- Tiếp đến kiểm tra đáy bìu, rồi mào tinh hoàn. Lúc này nam giới sẽ cảm nhận được một số ống bị bó lại.

- Thực hiện cẩn thận từng bên tinh hoàn.

Xem thêm:

Bị đau tinh hoàn nên khám ở đâu

Tinh hoàn bị sưng 1 bên

Đau tinh hoàn khi quan hệ

Đau tinh hoàn bên trái và bụng dưới

Cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ

Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng quyết định việc sinh sản sinh của nam giới, do đó khi thấy khu vực này có gì thay đổi thì bạn nam cần nhanh chóng thăm khám kịp thời tránh những hệ lụy không mong muốn.

Với những trường hợp tinh hoàn bên to bên nhỏ nguyên nhân do sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thì không cần điều trị.

Ưu đãi 280k

Với những trường hợp tinh hoàn bên to bên nhỏ do bệnh lý thì bạn nam có thể đến phòng khám nam khoa kiểm tra để bác sĩ phác đồ tình trạng bệnh cụ thể dựa trên mức độ chênh lệch của hai tinh hoàn. Có hai phương pháp chữa trị phổ biến như sau:

Điều trị nội khoa: Những trường hợp bệnh nhân bị sai lệch kích thước không lớn và giai đoạn nhẹ thì sẽ được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn cụ thể. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc và uống khi chưa có chỉ dẫn. Trường hợp dùng sai thuốc có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Điều trị ngoại khoa: Những trường hợp hai bên tinh hoàn có sự chênh lệch quá lớn, kèm theo triệu chứng đau đớn thì biện pháp ngoại khoa sẽ được cân nhắc. Các bác sĩ sẽ làm tiểu phẫu điều trị các bệnh gây nên tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ. Thông thường sẽ là một liệu trình ngắn giúp phục hồi kích thước tinh hoàn, đây cũng là biện pháp giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Sau khi điều trị, người bệnh cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống và có lịch khám nam khoa thường xuyên hơn.

Các bạn có thể đến phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để khám kiểm tra. Tại đây, bạn nam sẽ được các y tá hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục kiểm tra mà không phải xếp hàng chờ đợi. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chuyên khám chữa các bệnh nam khoa, phụ khoa, các bệnh về sinh sản,... các bác sĩ tại đây sẽ kiểm tra sơ bộ, từ đó phác đồ phù hợp cho từng đối tượng, nhanh chóng giải quyết chữa trị tránh những hệ lụy sau này.

Trên đây, các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã chia sẻ kiến thức về tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ có bị làm sao không. Còn thắc mắc hay muốn đặt lịch hẹn thì các bạn liên hệ với số điện thoại 0367402884 để được các bác sĩ tư vấn nam khoa miễn phí.

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ Lê Văn Điển
Bác sĩ Lê Văn Điển là chuyên gia sức khỏe về bệnh nam khoa, bệnh xã hội, bệnh trĩ tại Hà Nội và đang tham vấn tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline