Ưu đãi nam - phụ khoa 280k

Khám thai lần đầu khi nào, gồm những gì, giá bao nhiêu tiền?

Khám thai lần đầu khi nào, gồm những gì, giá bao nhiêu tiền?

Ngày cập nhật:

17/5/2023

Nên đi khám thai lần đầu tiên khi nào tốt nhất, khám thai lần đầu là khám những gì và chi phí khám thai lần đầu bao nhiêu tiền là những thắc mắc được không ít chị em quan tâm trong lần đầu mang thai. Chia sẻ kinh nghiệm lần đầu đi khám thai sẽ là điều mà bất cứ người phụ nữ nào lần đầu được làm mẹ đều mong muốn biết. Thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi, mẹ bầu có thể biết chính xác tuần tuổi, trông thấy sự phát triển của thai nhi, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, cũng như tính được ngày sinh dự kiến. Nhằm giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn, không bị bỡ ngỡ, bài viết dưới đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ kinh nghiệm lần đầu đi khám thai và những vấn đề liên quan.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Nên đi khám thai lần đầu khi nào?

Đối với bất kỳ người phụ nữ nào thì việc mang thai lần đầu cũng là khoảnh khắc đặc biệt và ý nghĩa, là một trong những cột mốc quan trọng trong đời. Chính vì thế, mẹ bầu sẽ lo lắng, suy nghĩ và chuẩn bị nhiều điều từ cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, lịch khám thai, những điều cần lưu ý khác cho đến khi "mẹ tròn con vuông".

Hiện nay, việc khám thai đã trở nên vô cùng đơn giản nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như tiến bộ trong y học. Tuy nhiên, hầu như chị em đều không biết nên đi khám thai lần đầu khi nào. Một số người cho rằng, sau khi thấy chậm kinh khoảng 7 ngày thì nên đi khám thai để sớm có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho khoảng thời gian mang thai. Nhưng thực tế, nếu khám thai quá sớm khi chưa có nhiều dấu hiệu của việc mang thai thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Khám thai lần đầu khi nào?

Vậy khi trễ kinh bao lâu thì đi khám thai lần đầu? Theo các chuyên gia cho biết, thời gian khám thai lần đầu hợp lý nhất là khi nữ giới bị trễ kinh khoảng 2-3 tuần và kèm theo các dấu hiệu có thai như: buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đi tiểu nhiều,... Để kiểm tra bản thân có mang thai hay không thì chị em nên thử bằng que thử thai trước. Trường hợp que thử thai lên 2 vạch thì chị em hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa siêu âm để biết chính xác mình đã có bầu hay chưa. Đây là kinh nghiệm lần đầu đi khám thai mà chị em phụ nữ cần biết nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian đi khám.

Bên cạnh câu hỏi khám thai lần đầu tiên khi nào thì chúng tôi cũng nhận được khá nhiều câu hỏi giống nhau về vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy. Thực tế không có đáp án chính xác cho tất cả mẹ bầu bởi tùy thuộc vào thời điểm thử que đã nói ở trên thì khi phát hiện bản thân mang thai, đi kiểm tra bác sĩ mới xác định chính xác được thai nhi đang phát triển ở tuần thứ bao nhiêu, bào thai có bình thường không, có nằm đúng vị trí không.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, lời khuyên là nên đi khám thai lần đầu ngay khi phát hiện mang thai. Điều này cho phép bác sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe của thai phụ, xử lý kịp thời các vấn đề bất thường nếu có. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về dinh dưỡng, cách sinh hoạt hợp lý và lên lịch khám thai tiếp theo để giúp quá trình mang thai diễn ra dễ dàng, thoải mái và an toàn hơn.

Đi khám thai lần đầu gồm những gì?

Lần đầu tiên đi khám thai chắc chắn nhiều chị em sẽ thấy bỡ ngỡ, lo lắng, ngại ngùng do vậy cần trang bị đầy đủ kiến thức về quy trình đi khám thai, khám thai lần đầu khám những gì. Như vậy mới đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình và chắc chắn độ chính xác của kết quả kiểm tra.

Xác nhận tình trạng có mang thai hay không?

Kinh nghiệm lần đầu đi khám thai là bác sĩ sẽ xác định bạn có mang thai hay không bằng cách hỏi thăm về những biểu hiện dạo gần đây, thời gian trễ kinh được bao lâu, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra, siêu âm cổ tử cung để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi cũng như thời gian sinh dự kiến. Nếu trì hoãn việc thăm khám ban đầu, rất có thể bạn mang thai ngoài tử cung mà không hay biết, nếu không kịp thời phát hiện sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng thai phụ.

Kiểm tra tổng quát sức khỏe của thai phụ

Theo kinh nghiệm lần đầu đi khám thai được chia sẻ, sau khi xác nhận tình trạng mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bao gồm thói quen hàng ngày, những sinh hoạt, hoạt động tốt và không tốt với thai nhi, hay tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của mẹ bầu (đã mang thai bao giờ chưa, đã từng thực hiện thủ thuật thai sản gì chưa,...). Và cả công việc hiện tại của mẹ bầu để có thể đưa ra lời khuyên, căn dặn hữu ích trong suốt quá trình mang thai.

Khám sức khỏe thai phụ chi tiết

Mẹ bầu sẽ được hướng dẫn đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, kiểm tra khoang bụng, bầu ngực. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra toàn bộ hệ tim mạch, hô hấp, hệ tiết niệu,... Ở một số trường hợp khác, thai phụ có những dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội thì cần phải khám kỹ hơn ở bộ phận sinh dục, vị trí xương chậu, hệ thần kinh để chắc chắn sức khỏe thai phụ ổn định không có bất kỳ vấn đề nào.

Khám thai lần đầu là khám những gì?

Thực hiện các xét nghiệm

Khám thai lần đầu là khám những gì, sau khi thăm khám các bước ở trên, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện một số loại xét nghiệm cần thiết, gồm có:

• Siêu âm: Đây là cách để bác sĩ biết chính xác thai đang ở vị trí nào, đã vào tử cung hay chưa, có phát triển bình thường không.

• Xét nghiệm nước tiểu: Kinh nghiệm lần đầu đi khám thai mẹ bầu sẽ được tiến hành kiểm tra lượng đường, protein,... có trong nước tiểu.

• Xét nghiệm máu: Xác định thai phụ thuộc nhóm máu nào, số lượng hồng cầu để biết được thai phụ có thiếu máu hay không, xác định thành phần Rh,...

• Chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm, viêm gan, HIV,...

• Xét nghiệm PAP: Để xác định thai phụ có mắc ung thư cổ tử cung hay không.

Tư vấn, giải đáp câu hỏi, thắc mắc

Khi có kết quả của các bước kiểm tra trên, bác sĩ sẽ đọc kết quả và thai phụ có thể trực tiếp trao đổi với bác sĩ về những vấn đề mà mình đang băn khoăn, thắc mắc. Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên tốt nhất để thai nhi phát triển toàn diện và mẹ bầu không phải quá lo lắng.

Như vậy, việc nắm rõ kinh nghiệm lần đầu đi khám thai gồm những gì rất quan trọng, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho thai phụ trong khoảng thời gian mang thai sắp tới, thai phụ sẽ có sự chuẩn bị trước để không bị bỡ ngỡ, đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Chi phí khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền?

Bên cạnh việc lo lắng về thời gian nên đi khám thai lần đầu khi nào thì chi phí khám thai lần đầu cũng là vấn đề đáng quan tâm của chị em phụ nữ. Không có con số chính xác nào được đưa ra để trả lời câu hỏi khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền, bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Gồm có:

Khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền?

Các hạng mục kiểm tra

Thông thường trong bảng giá chi phí khám thai lần đầu sẽ gồm có các khoản chi: khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, phí siêu âm. Tuy nhiên, chi phí cho các hạng mục này không quá cao, còn đối với những trường hợp xét nghiệm chuyên sâu thì chắc chắn chi phí sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào nhu cầu chị em lựa chọn siêu âm màu hay siêu âm đen trắng mà chi phí cũng khác nhau.

Tình trạng hiện tại sức khỏe thai phụ

Khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc nhiều vào yếu tố sức khỏe của thai phụ. Thật vậy, những mẹ bầu có sức khỏe bình thường, mạnh khỏe sẽ không cần thăm khám những hạng mục chuyên sâu nên sẽ không phát sinh thêm khoản chi phí nào khác. Nhưng mà khi mẹ bầu đang gặp vấn về về sức khỏe thì cần thêm khoản chi phí điều trị bệnh, tiền thuốc,...

Trình độ chuyên môn của bác sĩ

Hầu hết các bệnh viện hiện nay có thêm dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. Do vậy, muốn được khám bởi các bác sĩ chuyên môn tốt, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản phụ khoa thì cần chi trả khoản tiền cao hơn. Mặc dù vậy, chênh lệch này không quá nhiều nên mẹ bầu không phải lo lắng.

Cơ sở y tế

Thực tế, tồn tại rất nhiều cơ sở y tế chui, với mức chi phí khám thai lần đầu rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng. Thai phụ có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn như: kết quả kiểm tra không chính xác do thiết bị máy móc thiết thốn, đã cũ kỹ, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé.

Nếu chọn những địa chỉ phòng khám tư nhân, bệnh viện lớn mặc dù mức chi phí sẽ cao hơn nhưng có thể đảm bảo được độ chính xác, an toàn cho cả hai. Mẹ bầu yên tâm chi phí khám thai lần đầu tiên sẽ không quá cao bởi bảng giá đều có quy định riêng, niêm yết và công khai.

Kinh nghiệm đi khám thai lần đầu

Một số câu hỏi thường gặp khi đi khám thai lần đầu

1. Đi khám thai lần đầu có được ăn sáng không?

Nhiều chị em lo lắng đi khám thai cần thực hiện xét nghiệm, không biết có nên ăn sáng trước đó không. Mặc dù vấn đề ăn uống đầy đủ của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai là điều cần chú ý, nhưng thực tế, các loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu. Do vậy, lời khuyên đối với chị em đi khám thai lần đầu có cần nhịn ăn sáng không thì nên cố gắng nhịn nếu bạn đi khám vào buổi sáng.

Sau khi lấy máu xét nghiệm, mẹ bầu có thể ăn vài chiếc bánh dinh dưỡng để bổ sung đường tránh hiện tượng hạ đường huyết. Nếu chị em có thói quen ăn sáng hoặc quá đói thì có thể ăn ít nhưng không ăn quá no, và hãy uống thật nhiều nước để bàng quang đầy đẩy tử cung lên, như vậy hình ảnh siêu âm sẽ rõ nét hơn.

2. Khi đi khám thai nên mặc đồ gì?

Theo kinh nghiệm lần đầu đi khám thai mà nhiều người chia sẻ thì để thuận lợi cho quá trình khám, mẹ bầu cũng thoải mái hơn thì nên mặc đồ rộng, thoáng mát. Tránh mặc đồ bó sát sẽ không tốt cho việc lưu thông máu và không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu có thể tìm những loại đồ: váy bầu, váy rộng, quần bầu co giãn,...

3. Đi khám thai lần đầu có cần xét nghiệm máu không?

Như thông tin đã chia sẻ ở trên về khám thai lần đầu gồm những gì, thì xét nghiệm máu là việc làm cần thiết, quan trọng với phụ nữ lần đầu khám thai. Việc lấy máu xét nghiệm sẽ đưa ra kết quả về nhóm máu thai phụ, yếu tố Rh, số lượng hồng cầu từ đó kết luận thai phụ có thiếu máu hay không.

Không chỉ vậy, xét nghiệm máu còn kiểm tra được bà bầu có nhiễm virus Rubella, viêm gan B, xoắn khuẩn, Cytomegalo,... hay không. Đây đều là tác nhân có thể gây bệnh truyền nhiễm cho thai nhi.

4. Đi khám thai lần đầu có nên siêu âm đầu dò không?

Thai phụ có nên siêu âm đầu dò trong lần khám thai đầu tiên không còn phụ thuộc vào tuần tuổi của thai nhi. Giả sử thai nhi mới 3 tuần tuổi thì khi thực hiện siêu âm đầu dò sẽ chưa đưa ra kết quả chính xác được do còn quá sớm. Nếu thai nhi ở 5-6 tuần tuổi thì phương pháp siêu âm đầu dò hoàn toàn có thể xác định được những biểu hiện bất thường và sự phát triển của thai nhi.

Nhiều mẹ bầu lo lắng thiết bị siêu âm sẽ tác động đến thai nhi, nhưng thiết bị đầu dò chỉ được bác sĩ đưa xung quanh âm đạo mà không thể tiến sâu vào tử cung nên mẹ bầu có thể yên tâm về độ an toàn khi thực hiện.

Trên đây là những giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm lần đầu đi khám thai từ bác sĩ chuyên Sản Phụ khoa tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên đây, chị em đã có thêm thông tin về đi khám thai chi tiết, không còn băn khoăn, lo lắng quá nhiều và hãy chuẩn bị tốt cho thời gian mang thai sắp tới.

Nếu như còn lo lắng về chi phí khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền, thì hiện nay phòng khám Hưng Thịnh đang có ưu đãi khám thai sớm 250.000đ chị em có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0352612932 hoặc click [Chat với Bác sĩ] để nhận tư vấn sức khỏe sinh sản online từ bác sĩ chuyên khoa.

Theo: Kênh Sức khỏe Online

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline