Bệnh trĩ ở lứa tuổi nào thường hay gặp nhất hiện nay
Ngày cập nhật:
Tham vấn y khoa:
Bệnh trĩ thường ở độ tuổi nào? Người trẻ có bị bệnh trĩ không? Đối tượng nào dễ bị trĩ nhất... Đây là những cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều trên các trang mạng xã hội, diễn đàn sức khỏe. Không phải ngẫu nhiên bệnh trĩ lại trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm đông đảo từ phía cộng đồng. Những báo cáo, thống kê gần đây về số lượng người mắc và mức độ nguy hiểm của trĩ đã khiến nhiều người sửng sốt, lo lắng và bắt đầu tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Cùng lắng nghe những chia sẻ rõ hơn từ phía chuyên gia TriGiaLo về đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ nhất hiện nay ở nước ta qua bài viết sau đây.
Bệnh trĩ có ở độ tuổi nào?
Trĩ hay trong dân gian gọi là lòi dom là một căn bệnh đường hậu môn - trực tràng khá phổ biến hiện nay. Theo khảo sát mới nhất của hội Hậu môn - Trực tràng học Việt Nam, có tới hơn 50% dân số nước ta bị trĩ. Đây là con số khiến nhiều người không khỏi bất ngờ bởi mức độ phổ biến của bệnh. Đồng thời điều này cũng là tín hiệu cảnh báo sức khỏe, đời sống của người dân hiện nay đang sa sút trầm trọng.
Một thắc mắc lớn được nhiều người đặt ra chính là bệnh trĩ ở lứa tuổi nào? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia TriGiaLo cho biết, trĩ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất ở những người trung niên, người già, từ 45 - 65 tuổi.
Tuy nhiên, những đánh giá này chỉ phù hợp với thời điểm trước đây. Trong vài ba năm trở lại đây, các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa ghi nhận các trường hợp mắc trĩ khi độ tuổi còn rất trẻ, từ 35 - 40. Thậm chí, không ít thanh thiếu niên, trẻ nhỏ cũng mắc phải bệnh lý này ở mức độ nặng. Vì vậy, trĩ hiện nay không còn là vấn đề của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
Nhiều người thường nghĩ trẻ nhỏ là đối tượng loại trừ của bệnh trĩ. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho biết, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao bị trĩ và trên thực tế, số lượng trẻ mắc phải căn bệnh này đang không ngừng gia tăng.
Thói quen ít ăn rau xanh, thích đồ ăn nhanh và không chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ là lý do khiến trẻ dễ bị trĩ. Bên cạnh đó, việc cha mẹ tạo thói quen không tốt, cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại rất dễ dẫn tới các rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón, tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành.
Bệnh trĩ ở thanh thiếu niên
Bệnh trĩ ở lứa tuổi nào? Ít người nghĩ rằng bệnh trĩ có thể xuất hiện ở những nam nữ giới độ tuổi thanh thiếu niên.
Vốn là độ tuổi có sức khỏe tốt, cơ thể có khả năng đàn hồi cao nhưng những năm gần đây tỷ lệ mắc trĩ ở độ tuổi này đang khiến xã hội lo lắng. Theo các chuyên gia TriGiaLo, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, ăn đồ cay nóng và uống rượu bia được cho là nguyên nhân chính gây trĩ.
Ngoài ra, thói quen lười vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu gây nên áp lực cho tĩnh mạch hậu môn cũng khiến nguy cơ mắc trĩ tăng cao.
Bệnh trĩ ở người trong độ tuổi từ 45 - 65
Đây là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc trĩ cao nhất. Ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể đã có sự lão hóa, hệ thống hậu môn - trực tràng có sự suy yếu, giảm khả năng đàn hồi. Bên cạnh đó, các bệnh về xương khớp, tim mạch...khiến họ ít vận động hơn khiến các búi trĩ bắt đầu hình thành.
Xem thêm:
• Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà
• Chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền
• Khám hậu môn trực tràng ở đâu
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc trĩ?
Những thống kê về số lượng người mắc trĩ hiện nay khiến nhiều người không thoát khỏi sự hoang, lo lắng về đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao. Bệnh trĩ có ở độ tuổi nào? Ai nên chú ý đề phòng bệnh trĩ? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết đối tượng dễ mắc trĩ là đối tượng có những thói quen sinh hoạt hoặc mắc phải các bệnh lý không tốt cho hậu môn. Hay nói cách khác, nếu bạn gặp phải một trong những nguyên nhân gây trĩ sau đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc trĩ cao hơn người bình thường.
1. Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu
Đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ là những người ít vận động, thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ. Vì thế, nhân viên văn phòng, lái xe, nhân viên bán hàng... là đối tượng dễ mắc phải trĩ. Lý do là bởi tư thế này khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn chịu nhiều áp lực, lâu ngày gây căng giãn quá mức, tạo thành các búi trĩ.
Ngoài ra, những người thường xuyên lao động nặng, bưng vác... cũng gây ra sức ép đến hậu môn. Tính chất công việc này nếu không được điều chỉnh hợp lý thì việc mắc trĩ gần như là điều sớm muộn.
2. Phụ nữ mang thai và sinh con
Bệnh trĩ có ở độ tuổi nào? Những chị em đang mang thai hoặc vừa mới sinh con là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ. Theo đó, khi mang thai, sự gia tăng kích thước, cân nặng của thai nhi sẽ khiến cho xương chậu, vùng hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là càng về cuối thai kỳ, sức nặng càng lớn khiến máu khó lưu thông, thường xuyên bị táo bón.
Bên cạnh đó, trong quá trình sinh thường, việc rặn mạnh cũng khiến cho tĩnh mạch hậu môn phải chịu áp lực lớn. Cộng thêm việc thời gian dài bị chèn ép dễ khiến cho các yếu tố gây trĩ hình thành. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao mà chị em tuyệt đối không được chủ quan.
3. Người gặp vấn đề bất thường về đường ruột
Với những người thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường ruột, hậu môn, trực tràng là đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ nội. Bên cạnh đó, tình trạng táo bón, tiêu chảy trong một thời gian dài cũng sẽ tạo áp lực lớn trong hậu môn, tạo thành búi trĩ.
4. Người có thói quen không tốt khi đi đại tiện
Ít ai biết rằng chính những thói quen hằng ngày như: dùng điện thoại, đọc sách báo khi đi đại tiện, rặn mạnh hoặc nhịn đại tiện cũng sẽ vô tình tăng khả năng mắc trĩ. Đây là một thói quen xấu mà nhiều người đang gặp phải hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượng người mắc trĩ ngày càng tăng cao ở mọi lứa tuổi.
Các chuyên gia TriGiaLo cho biết, khi đi đại tiện, bạn không nên bị phân tâm bởi các yếu tố khác, không nên ngồi trong bồn cầu quá lâu, không rặn mạnh khi đi và nên cố gắng tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ. Tốt nhất nên là vào buổi sáng để giúp ích cho hậu môn - trực tràng.
5. Chế độ ăn uống không khoa học
Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là hậu môn - trực tràng. Chế độ ăn ít chất xơ, thường xuyên ăn đồ ăn vặt và ít uống nước sẽ khiến việc trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn. Cơ thể thiếu nước khiển phân vón cục, dễ táo bón, lâu ngày tạo thành búi trĩ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Ngoài ra, nếu thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh này càng tăng cao. Chưa kể, bệnh nhân còn gặp phải các vấn đề về gan, tim mạch, huyết áp... Vì vậy, xây dựng một thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học là cách phòng ngừa và bảo vệ hiệu quả sức khỏe của bản thân.
Không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, trĩ còn là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm bởi khi búi trĩ phát triển với kích thước lớn có thể gây viêm nhiễm, hoại tử. Ngoài ra, nguy cơ mất tự chủ khi đại tiện, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy giảm tình dục là rất cao. Đặc biệt, bệnh nếu tiếp diễn trong một thời gian dài còn có khả năng gây ung thư trực tràng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Vì thế, bạn tuyệt đối không được chủ quan với bệnh lý này.
Nếu bạn đang bị trĩ thì hãy tìm ngay tới phòng khám trĩ tại Hà Nội uy tín để được phẫu thuật một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia xoay quanh thắc mắc bệnh trĩ thường ở độ tuổi nào. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có được thông tin kiến thức cần thiết để có thể phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ ngay tới Hotline 0367402884 để được các chuyên gia tư vấn bệnh trĩ giải đáp hoàn toàn miễn phí.