Khuyến mại 280k

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai Webtretho

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai Webtretho

Ngày cập nhật:

13/12/2023

Phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ bàn luận trên các diễn đàn sức khỏe như Webtretho, Lamchame,... Biểu hiện chậm kinh và mang thai có nhiều điểm tương tự nhau chính vì thế nếu không để ý kỹ hoặc không có kiến thức thì rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên dấu hiệu trễ kinh và mang thai vẫn có những điểm khác nhau, cùng tìm hiểu thông tin về sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai được các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ trong bài viết dưới đây để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Chậm kinh là gì?

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai thì chúng ta cần phân biệt thế nào là chậm kinh và thế nào là mang thai.

Thông thường chúng ta nghĩ chậm kinh là dấu hiệu phổ biến của việc mang thai nhưng cũng có rất nhiều trường hợp chậm kinh nguyệt không phải do mang thai mà do các yếu tố khác tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến máu kinh không thể thoát ra ngoài như bình thường.

Chậm kinh chính là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới, khi đã đến ngày hành kinh nhưng mãi không thấy máu kinh chảy ra. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt quá 35 ngày chưa có kinh thì được coi là trễ kinh, còn nếu 3 chu kỳ liên tiếp không xuất hiện kinh nguyệt và không mang thai thì gọi là vô kinh.

Biểu hiện chậm kinh và mang thai

Nguyên nhân chậm kinh

Do mang thai: đây chính là nguyên nhân phổ biến vì thế nhiều chị em nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai. Để xác định 2 vấn đề này, chị em nên dùng que thử thai tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, siêu âm chi tiết.

Do cho con bú: Trong giai đoạn này thì chị em sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện thất thường, hoặc vô kinh.

Do tâm lý căng thẳng, stress, suy nghĩ kéo dài: não bộ căng thẳng sẽ tác động ảnh hưởng đến vùng dưới đồi cản trở quá trình điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế càng căng thẳng thì tình trạng rối loạn, chậm kinh càng trầm trọng hơn.

Do giảm cân quá mức: Sự giảm cân nhanh do chế độ ăn kiêng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà chu kỳ kinh nguyệt cũng bị tác động. Cơ thể thiếu chất béo hoặc chất dinh dưỡng khác khiến cơ thể không thể sản xuất hormone như bình thường dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh.

Béo phì, thừa cân: Tương tự nguyên nhân do giảm cân quá mức thì khi cơ thể béo phì, thừa cân cũng sẽ khiến dư thừa estrogen từ đó gây chậm kinh.

Tập thể dục quá sức: Khi cơ thể luyện tập thể dục cường độ cao tạo áp lực khiến mất cân bằng nội tiết tố nữ và là nguyên nhân gây trễ kinh.

Mắc hội chứng đa nang: Cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố nam hơn sẽ gây rối loạn nội tiết tố nữ, hình thành các u nang buồng trứng và quá trình rụng trứng diễn ra không theo chu kỳ.

Mắc bệnh phụ khoa: Một số trường hợp khi mắc bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng,... ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý, sinh sản khiến chị em bị chậm kinh.

Mắc bệnh mạn tính: Các bệnh mạn tính như đái tháo đường khiến lượng đường trong máu tăng ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây ra tình trạng chậm kinh.

Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng các chất kích thích, hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai không an toàn.

Tiền mãn kinh: Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều trong đó có chậm kinh.

Gặp các vấn đề ở tuyến giáp: Điều này khiến chúng hoạt động quá mức, hoạt động kém sẽ gây mất cân bằng hormone, vì thế chị em dễ bị trễ kinh.

Kinh nguyệt được xem như là tấm gương phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của nữ giới, vì thế khi chậm kinh đặc biệt trong nhiều chu kỳ liền mà không mang thai thì cần kịp thời đến cơ sở y tế thăm khám và tìm ra nguyên nhân, tránh biến chứng nguy hiểm.

Mang thai là gì?

Mang thai hay thai nghén là điều thiêng liêng mà người phụ nữ nào cũng mong muốn, đó là khi có một hoặc nhiều bào thai (phôi thai) phát triển ở bên trong tử cung của người phụ nữ. Một thai kỳ được kéo dài khoảng 266 ngày tương đương với 9 tháng 10 ngày như mọi người thường nói.

Mang thai xảy ra là kết quả của giao tử cái hay noãn gặp một giao tử đực hay tinh trùng xâm nhập, quá tình này được gọi là thụ thai. Sau khi thụ thai thành công gọi là hợp tử sẽ di chuyển về tử cung của người phụ nữ để cố định và phát triển.

Có nhiều cách để tinh trùng gặp được trứng thông thường xảy ra do quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh, hoặc do thụ tinh nhân tạo, thụ tinh ống nghiệm.

Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn gọi là tam cá nguyệt, mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện và đặc điểm khác nhau:

Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu): Đây là giai đoạn mẹ trải qua nhiều triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi, phôi thai tìm vị trí thích hợp để cố định phát triển cấu trúc cơ thể và các cơ quan khác.

Tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 14 - 26): Đây là giai đoạn mẹ cảm thấy dễ chịu trong toàn bộ quá trình mang thai, nhưng sẽ xuất hiện các vấn đề khác như đau bụng, đau lưng, táo bón, chuột rút,... Thai nhi phát triển rất mạnh mẽ, hình thành và phát triển các bộ phận, mẹ có thể cảm nhận chuyển động đầu tiên của con bên trong bụng.

Tám cá nguyệt thứ 3 (từ tuần 27 - 40): Thai nhi dần hoàn thiện, các cơ quan phát triển gần như hoàn thiện, đến tuần thứ 37 được xem là đủ tháng, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài.

Trong quá trình mang thai các mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không hoạt động mạnh và đi khám thai thường xuyên để biết được tình hình phát triển của con như thế nào, ngày dự sinh khoảng bao nhiêu để chuẩn bị.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Như vậy thông tin cơ bản về chậm kinh và mang thai đã được chia sẻ ở phần trên, tuy nhiên hai vấn đề này thường bị nhầm lẫn với nhau do dấu hiệu, triệu chứng gần giống nhau. Cụ thể sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai webtretho chia sẻ mà chị em tham khảo:

1. Đau ngực

Đau ngực do trễ kinh thường khiến chị em nhầm tưởng đây là dấu hiệu mang thai.

Chậm kinh: Trước khi bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone thường sẽ thay đổi, lượng estrogen tăng lên khiến ngực to ra, hơi căng tức, và đau. Riêng với phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì tình trạng này sẽ càng nặng hơn, ngoài ra các mô ngự cũng trở nên dày cộm, khiến nữ giới cảm thấy đau âm ỉ.

Mang thai: Cũng là đau nhức âm ỉ khi mang thai nhưng thai phụ sẽ cảm thấy ngực nặng hơn, và nhạy cảm hơn mỗi khi sờ vào. Tình trạng này đau ngực này sẽ kéo dài khoảng 7-14 ngày sau khi thụ thai.

Để không nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai chị em có thể dựa vào thời gian đau ngực dài hay ngắn.

2. Ra máu

Dấu hiệu trễ kinh và mang thai chị em có thể phân biệt được dựa trên tình trạng chảy máu âm đạo:

Chậm kinh: Nữ giới dù chậm kinh cũng sẽ không chảy máu âm đạo cho đến ngày hành kinh đầu tiên và lượng máu kinh sẽ tăng dần lên, kéo dài từ 3-7 ngày.

Mang thai: Khi trứng đã được thụ thai là tổ ở tử cung sẽ gây ra tình trạng chảy máu báo thai. Máu báo thai rất dễ nhận biết, lượng máu ít, có màu nâu đỏ, hoặc hồng dính ở trên đáy quần lót, và kéo dài khoảng 1-2 ngày là hết. Ngoài ra máu báo thai không có cục đông, không kèm theo dịch.

Biểu hiện chậm kinh và mang thai đều xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo nhưng mỗi trường hợp máu chảy ra sẽ có những đặc điểm riêng, chú ý quan sát sẽ phân biệt được.

3. Chuột rút

Phân biệt dấu hiệu trễ kinh và mang thai dựa vào tình trạng chuột rút:

Chậm kinh: Trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1-2 ngày chị em sẽ gặp những cơn đau ở vùng bụng, thắt lưng, cơn đau sẽ thuyên giảm vào ngày bắt đầu hành kinh.

Mang thai: Mẹ bầu cũng sẽ gặp tình trạng chuột rút cùng mức độ đau nhưng sẽ tập trung ở vùng bụng dưới và lưng dưới. Tuy nhiên thời gian chuột rút sẽ lâu hơn trong vài tuần hoặc vài tháng và chuột rút nhiều vào buổi tối.

4. Buồn nôn

Hiện tượng buồn nôn, nôn sẽ không xuất hiện trong những ngày đầu trễ kinh nhưng với mẹ bầu trong thời gian đầu mang thai thì đây là dấu hiệu điển hình báo hiệu bạn đã có em bé.

Chậm kinh: Không xảy ra tình trạng buồn nôn.

Mang thai: Những cơn buồn nôn thường xuất hiện sau một tháng thụ thai thành công, rất nhiều chị em đều gặp tình trạng này, đặc biệt vào sáng sớm. Nguyên nhân buồn nôn khi mang thai là do cơ sở tiết ra nội tiết tố hormone beta hCG. Sau 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng buồn nôn sẽ giảm dần và biến mất, tuy nhiên cũng có trường hợp ốm nghén đến cuối thai kỳ.

5. Thèm ăn

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai tiếp theo là thói quen thèm ăn:

Chậm kinh: Trước những ngày hành kinh chị em thường có thói quen ăn nhiều lên và thèm đồ ngọt, hay đồ uống có gas, tuy nhiên cảm giác thèm ăn này chỉ kéo dài khoảng vài ngày đến khi xuất hiện kinh nguyệt sẽ biến mất.

Mang thai: Tình trạng thèm ăn ở phụ nữ đang mang thai sẽ kéo dài hơn và phức tạp hơn, chị em có thể thích đồ ngọt hoặc đồ chua, đồ cay, những món ăn trước đây không thích thì bây giờ có thể rất thích và ngược lại. Ngoài ra mẹ bầu cũng nhạy cảm với mùi đồ ăn hơn, có thể buồn nôn, nôn đối với món ăn bạn từng rất thích.

Trên đây là sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai webtretho chia sẻ, thông qua những dấu hiệu trễ kinh và mang thai này chị em có thể tự nhận biết tình hình của bản thân, xác định mình đã mang thai hay chỉ chậm kinh bình thường. Để đảm bảo hơn chị em nên đến các địa chỉ khám phụ khoa uy tín xác định chính xác nhé.

Triệu chứng chỉ có khi mang thai

Có thể thấy các biểu hiện chậm kinh và mang thai khiến chị em khó phân biệt nhưng thực ra cũng có những triệu chứng chỉ có khi mang thai, đó là:

• Tâm trạng thay đổi thất thường: Nhiều chị em khi đến tháng có thể dễ nóng giận hơn nhưng khi mang thai thì thay đổi tâm trạng sẽ thường xuyên và đa dạng hơn. Tại sao lại nói vậy, đó là mẹ bầu sẽ có nhiều phản ứng khác nhau, đôi lúc cảm thấy hưng phấn nhưng sau đó có thể trở nên lo lắng, chán nản, buồn bã, tụt cảm xúc. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố tác động đến các chất dẫn truyền dây thần kinh.

Đi tiểu nhiều hơn: Sự thay đổi của hormone hCG cùng với kích thước của bào thai to lên gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu mót tiểu nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm.

Táo bón: progesterone khiến quá trình chuyển động nhu động chậm lại dẫn tới tình trạng táo bón, vì thế trong quá trình mang thai khuyến khích mẹ bầu nên uống đủ lượng nước trong ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

Mệt mỏi, chóng mặt: Quá trình lưu thông máu tăng lên khiến tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm xuống khiến mẹ bầu cảm thấy đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể ngất xỉu khi lượng đường trong máu quá thấp.

Làn da thay đổi: Khi mang bầu nhiệt độ cơ thể tăng lên, lượng mồ hôi không đào thải kịp ra bên ngoài dẫn đến hiện tượng da nhiều dầu, nổi rôm, sảy, nổi mụn,...

Khó thở, hụt hơi: Đây là biểu hiện mang thai thường gặp ở nữ giới lần đầu có con, xuất hiện vào tháng đầu hoặc cuối thai kỳ, nguyên nhân là do cơ thể mẹ cần một lượng lớn oxy để nuôi phôi thai và hormone progesterone cũng tăng lên.

Thay đổi màu sắc âm đạo: Triệu chứng chỉ có khi mang thai mà chị em lưu ý đó là màu sắc của âm đạo và núm vú thay đổi, sậm màu hơn do nội tiết tố đang sản xuất nhiều, cơ thể chưa thích ứng được.

Rối loạn vị giác: Đây cũng là biểu hiện chỉ gặp khi mang thai, mẹ bầu cảm giác như bản thân đang ngập tiền kim loại trong miệng, mùi vị này có thể đọng lại 1-2 giờ trong miệng, sau khi qua giai đoạn đầu thai kỳ thì cơ thể đã quen nên không còn khó chịu nữa.

Tăng cân: Khi bạn đang có mức cân nặng ổn định bỗng thấy cơ thể nặng nề hơn, tăng cân, có dấu hiệu thèm ăn hơn và ăn ngon miệng thì khả năng cao bạn đã có em bé rồi nhé.

Qua những triệu chứng chỉ có khi mang thai kết hợp với sự khác biệt giữa chậm kinh và mang thai chúng tôi chia sẻ ở trên, chắc hẳn nhiều chị em đã có thể tự phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai.

Phân biệt chậm kinh và mang thai khác nhau thế nào

Cách khắc phục chậm kinh không phải do mang thai

Khi chậm kinh nhưng nguyên nhân xác định không phải do mang thai thì chị em có thể áp dụng một số điều sau để khắc phục tình trạng chậm kinh, đó là:

• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các chất, không nên kiêng khem quá mức dẫn đến tạo áp lực cho chính bản thân mình

• Hạn chế những thực phẩm có hại như cafein, bia rượu có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh,...

• Tập thể dục điều độ, không nên cường độ quá nặng sẽ khiến cơ thể không trụ được, mất sức.

• Cân bằng cuộc sống bằng cách thư giãn tinh thần, tâm trạng thoải mái, giải tỏa căng thẳng stress, điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

• Ngủ đủ và trước 11 giờ để có một tinh thần sảng khoái, tươi vui.

• Có thể bổ sung các thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn.

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà vẫn thấy chậm kinh, thì rất có thể nguyên nhân trễ kinh là do bạn đang mắc bệnh phụ khoa. Nếu thấy những biểu hiện sau, cần liên hệ ngay đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám:

• Khi đã chậm kinh 3 chu kỳ liên tiếp.

• Thời gian chậm kinh từ nửa tháng đến vài tháng.

• Máu kinh nguyệt có mùi hôi, màu nâu đậm, có cục máu đông mà trước đó rất bình thường.

Lưu ý: Chị em phụ nữ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để nhận tư vấn điều trị chậm kinh an toàn, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hay bất kỳ biện pháp dân gian nào bởi có thể sẽ khiến tình trạng chậm kinh càng trở nên trầm trọng hơn.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hiện nay có không ít bạn nữa nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai khi thấy chu kỳ kinh đến muộn hơn so với tháng trước, dựa vào những thông tin chia sẻ trên, chị em nên quan sát thật kỹ tình trạng sức khỏe của bản thân để nhận ra sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Vậy khi nào cần đi khám bác sĩ, đó là khi:

• Khi các biểu hiện và kết quả trên que thử thai báo có thai. Đi khám bác sĩ sẽ siêu âm xác định bạn chính xác có mang thai hay không, và tư vấn những điều mẹ bầu cần lưu ý để có một thai kỳ thật khỏe mạnh, an toàn.

• Khi chậm kinh kèm theo các triệu chứng như ra khí hư bất thường, đau bụng dưới dữ dội, ngứa ngáy vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường nhưng không phải máu báo thai,... Bởi những biểu hiện trên đều cảnh báo sức khỏe vùng kín của bạn đang gặp vấn đề, không được khỏe mạnh, có nguy cơ đang mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Chị em muốn thăm khám các vấn đề bệnh lý phụ khoa và tư vấn thai sản, có thể liên hệ đến phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội, đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp kiểm tra và thăm khám.

Tại đây có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, phòng thăm khám chuyên khoa có thể đảm bảo quá trình kiểm tra an toàn, kết quả chính xác. Dựa vào đó sẽ tư vấn phác đồ điều trị cho từng trường hợp với mức chi phí nằm trong phạm vi cho phép của người bệnh. Liên hệ miễn phí đến phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh theo hotline 0367402884 để bác sĩ tư vấn phụ khoa giải đáp trực tiếp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt và mang thai một cách nhanh chóng, miễn phí.

Mong rằng bài viết trên đây đã giải đáp thêm cho chị em phụ nữ về vấn đề sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Đây là kiến thức cơ bản mà chị em nào cũng nên biết, qua đó có thể tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản, sinh lý của chính bản thân mình và chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai nếu đang có dự định.

Theo: https://trinhgiangloi.webflow.io/

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Bác sĩ Trần Thị Thành là chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội và đang tham gia tư vấn phụ khoa tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline