Khuyến mại 280k

Săng Giang Mai Là Gì? Có Ngứa Không? Mọc Ở Đâu?

Săng Giang Mai Là Gì? Có Ngứa Không? Mọc Ở Đâu?

Ngày cập nhật:

10/8/2022

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Điển

Theo các chuyên gia, săng giang mai là dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh giang mai. Nhưng trong thực tế, thì rất nhiều người không hề biết săng giang mai là gì, nó mọc ở đâu và có gây đau đớn hay ngứa ngáy gì không? Nếu bạn tò mò về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Hỏi: Chào bác sĩ! em năm nay 37 tuổi, quê ở Hưng Yên. Trong một lần đi công tác xa em có quan hệ với một cô gái mại dâm, do sơ xuất nên lúc đó không sử dụng biện pháp an toàn nào. Sau khi đi công tác về được một khoảng thời gian, em thấy dương vật của mình có những vết trợt nông hình tròn, mềm, trông rất nhẵn. Qua tìm hiểu em nghi ngờ bản thân gặp mắc các săng giang mai. Vậy bác sĩ cho em hỏi đặc điểm của săng giang mai là gì? Thường mọc ở đâu và có gây đau ngứa không ạ. Hy vọng bác sĩ sẽ giải đáp sớm cho em. (Q.T – Hưng Yên)

Hình ảnh săng giang mai ở giai đoạn 1
Hình ảnh săng giang mai ở giai đoạn 1

Trả lời: Chào bạn Q.T chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Những thắc mắc này sẽ được trả lời qua nội dung sau.

Săng giang mai là gì?

Giang mai là một trong những bệnh xã hội được cảnh báo về mức độ nguy hiểm cao. Nó được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, với thời gian ủ bệnh khá lâu. Trong đó, săng giang mai là giai đoạn đầu tiên của bệnh.

Xoắn khuẩn gây Săng giang mai
Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai

Săng giang mai thường xuất hiện sau 3 – 4 tuần khi nhiễm bệnh.

Săng giang mai giai đoạn đầu có những triệu chứng đặc trưng như xuất hiện ở niêm mạc của bộ phận sinh dục, có vết trợt nông, mềm, không có gờ nổi cao, thịt đỏ tươi, trơn, nhẵn, có hình tròn hoặc bầu dục và có nền cứng. Diện tích các săng giang mai rơi vào khoảng từ 0,5 đến 2cm.

Trong giai đoạn này các săng giang mai có khả năng lây nhiễm cao qua các vết loét trên da, đôi khi là cả niêm mạc mỏng cũng có thể lây nhiễm bệnh cho người khác. Săng giang mai nếu không được điều trị sớm sẽ dễ biến chứng sang giai đoạn tiếp theo. Lúc này các săng giang mai không chỉ gây ảnh hưởng bên ngoài mà còn ăn sâu và gây nguy hiểm cho nội tạng, hệ thần kinh, tim, phổi của người mắc bệnh. Chính vì vậy, người bệnh ngay khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh thì hãy đến ngay cơ sở y tế để thực hiện các kiểm tra, thăm khám và tư vấn hướng dẫn nhằm khắc phục bệnh lý.

Tìm hiểu về: Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Săng giang mai mọc ở đâu?

Con đường lây nhiễm của bệnh là qua quan hệ tình dục không an toàn. Vậy săng giang mai mọc ở đâu? Câu trả lời là các săng giang mai xuất hiện chủ yếu là ở bộ phận sinh dục của cả nam lẫn nữ với những vị trí sau:

  • Đối với nữ giới các săng giang mai điển hình thường thấy ở âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, mép âm hộ...
  • Săng giang mai ở nam giới thông thường có vị trí xuất hiện các là ở quy đầu, dọc dương vật, xung quanh các rãnh của quy đầu, bìu, miệng sáo của dương vật...

Ngoài ra, còn một số ít các săng giang mai xuất hiện ở những bộ phận khác như: miệng, lưỡi, tay, ngực, vòm họng, hậu môn, trực tràng...

Có thể bạn muốn biết: Xét nghiệm VDRL

Săng giang mai có ngứa không?

Theo các chuyên gia về bệnh xã hội thì ở giai đoạn đầu của bệnh giang mai, các nốt săng giang mai không gây ngứa ngáy gì. Tuy không ngứa nhưng các vết thương này sẽ làm cho người bệnh cảm thấy hơi rát tại vị trí bị tổn thương.

Cho dù các săng giang mai không gây ngứa nhưng mức độ nguy hiểm của nó là không thể lường trước được. Nó có thể để lại di chứng vĩnh viễn, dẫn đến các tình trạng vô sinh – hiếm muộn, thậm chí là có thể tử vong.

Vậy săng giang mai không gây ngứa thì liệu săng giang mai có đau không? Thực tế cho thấy thì tại một số vị trí âm đạo, âm hộ, khoang miệng, lưỡi sẽ cho người bệnh cảm giác đau khi có hoạt động ăn uống hoặc quan hệ tình dục. Còn lại thì đặc điểm của săng giang mai hầu hết là không gây đau ngứa cho người bệnh. Chính vì vậy, mà những người nhiễm giang mai thường không để ý và bỏ qua các triệu chứng này cho đến khi bệnh diễn biến nặng và chuyển sang giai đoạn mới. Đây là điều gây hại cho người bệnh khi không được điều trị sớm.

Tìm hiểu ngay về Bệnh giang mai có lây không? Lây qua những con đường nào?

Lời khuyên của bác sĩ khi bị săng giang mai

Bạn Q.T thân mến! Trên đây là toàn bộ phần giải đáp thắc mắc về săng giang mai. Hy vọng với những nội dung này bạn đã hiểu hơn về vấn đề đặc điểm của săng giang mai. Riêng đối với trường hợp của bạn, nhiều khả năng có nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai. Bởi vì, gái mại dâm là một trong những đối tượng mắc các bệnh xã hội rất cao. Do các triệu chứng của bạn cung cấp chưa mấy rõ ràng về mặt thời gian, cũng như đặc điểm, nên chúng tôi chưa thể nào phán đoán chính xác được bệnh mắc phải. Để chắc chắn và đảm bảo an toàn chúng tôi khuyên bạn mau chóng đến các phòng khám uy tín để kiểm tra và điều trị sớm, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt bạn cần chú ý những điều sau:

  • Tránh quan hệ tình dục với bạn tình trong giai đoạn này, vì rất dễ lây nhiễm.
  • Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục đúng cách và sạch sẽ.
  • Thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện kịp thời.

Như vậy những kiến thức về săng giang mai đã cho các bạn cái nhìn tổng quát nhất về bệnh lý nguy hiểm này. Từ đó, có thể bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bản thân tránh khỏi những mầm bệnh. Chúc các bạn có sức khỏe tốt!

Bạn có thể tìm hiểu thông tin bổ ích từ chuyên gia về bệnh lây truyền qua đường sinh dục là gì nhé!
Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ Lê Văn Điển
Bác sĩ Lê Văn Điển là chuyên gia sức khỏe về bệnh nam khoa, bệnh xã hội, bệnh trĩ tại Hà Nội và đang tham vấn tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline