Khuyến mại 280k

Bệnh giang mai có bị ngứa không?

Bệnh giang mai có bị ngứa không?

Ngày cập nhật:

10/8/2022

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Điển

Bệnh giang mai có ngứa không? Câu hỏi này đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc bởi vì có lẽ họ tin rằng, biết đâu đây sẽ là một trong những dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm và chữa trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, để biết thực hư bệnh Giang Mai có gây ngứa hay không thì cần phải nhờ đến lời giải đáp từ chuyên gia sức khỏe. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích dành cho bạn.

Nội Dung Bài Viết[Click]

Bệnh Giang Mai có ngứa không?

Sở dĩ, có nhiều người đặt ra câu hỏi “bệnh giang Mai có gây ngứa không” vì họ cho rằng đây là một căn bệnh nhiễm trùng nên không loại trừ khả năng gây ngứa cho người bệnh.

Thông tin từ bác sĩ chuyên khoa, để biết chính xác Giang Mai có ngứa không thì cần phải hiểu rõ về căn bệnh xã hội này.

Cụ thể, bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra, chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn, trong đó bao gồm cả đường âm đạo, đường hậu môn và đường miệng.

Bệnh Giang Mai có ngứa không?
Bệnh Giang Mai có ngứa không?
Xem chi tiết: Nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai

Giang Mai được chia làm 3 giai đoạn phát triển chính, ở mỗi giai đoạn khác nhau, triệu chứng sẽ có sự khác biệt. Nếu muốn biết bệnh có gây ngứa hay không thì cần bám sát triệu chứng ở từng giai đoạn bệnh khác nhau:

Bệnh Giang Mai giai đoạn 1 có ngứa không?

Nếu phát hiện Giang Mai ở giai đoạn 1, việc điều trị sẽ đơn giản hơn, tỷ lệ thành công cao, ít tốn kém. Đặc biệt, còn tránh được những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Ở giai đoạn 1, sau khoảng 2 ngày - 90 ngày nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những tổn thương da tại vị trí xoắn khuẩn xâm nhập (thường là môi lớn, môi bé, âm vật, dương vật, bao quy đầu, rãnh bao quy đầu …).

Theo đó, tại vị trí tiếp xúc với mầm bệnh sẽ có các vết loét màu đỏ, không mủ, không đau, không ngứa, gọi là săng Giang Mai. Các săng Giang Mai có hình tròn hoặc hình bầu dục, đáy nông, kích thước khoảng 0.3 - 3cm. Sau 3 tuần - 6 tuần, săng giang mai sẽ biến mất mà không cần chữa trị nên nhiều người lầm tưởng đã khỏi bệnh. Nhưng thực chất, đây là giai đoạn ẩn của giang mai để chuẩn bị bùng phát mạnh mẽ hơn ở giai đoạn sau, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Do đó, để chắc chắn bạn có bị giang mai hay không cũng như phòng tránh các rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa ( như phòng khám Hưng Thịnh, bệnh viện Da liễu Trung Ương,... ) để được kiểm tra, xét nghiệm kịp thời.

➡ Bệnh Giang Mai ở giai đoạn 1 có ngứa không? Câu trả lời là KHÔNG.

Thông tin hữu ích về bệnh giang mai có trị hết không bạn đã tìm hiểu chưa? Xem ngay nếu bạn chưa biết nhé!

Bệnh Giang Mai giai đoạn 2 có bị ngứa không?

Sau giai đoạn 1 khoảng 4 tuần - 10 tuần, sẽ bắt đầu giai đoạn 2.

Ở giai đoạn này, có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Điển hình như:

  • Xuất hiện các nốt ban mọc đối xứng, có màu hồng như hoa đào nên gọi là đào ban. Đào ban không chỉ mọc ở vị trí nhiễm bệnh như giai đoạn 1 mà xuất hiện khắp cơ thể, nhưng chủ yếu là tứ chi. Khi dùng tay ấn vào, các nốt đào ban sẽ biến mất.
  • Xuất hiện các mảng sẩn, vết loét ở da và niêm mạc. Kích thước của các mảng sẩn không giống nhau nhưng có ranh giới rõ ràng.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống với cảm cúm như đau họng, đau đầu, ho, sốt, mệt mỏi ...

➡ Bệnh Giang Mai ở giai đoạn 2 có ngứa không? Đáp án vẫn là KHÔNG.

Để phát hiện được bệnh giang mai sớm nhất thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám bệnh giang mai ở đâu để từ đó lựa chọn được cơ sở y tế phù hợp nhất với điều kiện kinh tế và thời gian của bản thân mình.

Bệnh giang Mai giai đoạn 3 có gây ngứa không?

Giai đoạn này thường bắt đầu vào năm thứ 3, sau khi xuất hiện những triệu chứng của giai đoạn 1.

Trong giai đoạn 3, Giang Mai được chia thành 3 hình thức khác nhau, gồm:

  • Giang Mai thần kinh: Gây nên những tổn thương nghiêm trọng tại hệ thần kinh trung ương của người bệnh, ví dụ như viêm màng não, thoái hóa não, rối loạn nhận thức, động kinh, đột quỵ …
  • Giang Mai tim mạch: Biến chứng phổ biến nhất là bị phình mạch.
  • Củ giang Mai: Màu đỏ tím, có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, kích thước bằng hạt ngô, ranh giới rõ ràng. Củ Giang Mai có thể gây hoại tử, nếu khu trú tại những cơ quan quan trọng sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.

➡ Giai đoạn này cũng không hề xuất hiện triệu chứng ngứa.

Kết luận: Sau khi tìm hiểu về những triệu chứng điển hình của bệnh Giang Mai qua 3 giai đoạn, chúng ta có thể đưa ra lời giải đáp là KHÔNG NGỨA cho nghi vấn bệnh Giang Mai có ngứa không.

Bạn có thể tham khảo ngay danh sách các phòng khám đa khoa tại Hà Nội uy tín được nhiều người bệnh đánh giá.

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Cùng với việc nắm rõ những triệu chứng của bệnh Giang Mai để kịp thời phát hiện bệnh sớm, điều quan trọng hơn là chúng ta phải biết cách phòng tránh căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Sau đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế yếu tố nguy cơ.
  • Dùng dụng cụ bảo vệ khi phải tiếp xúc với vết thương hở của người khác.
  • Cẩn thận khi cho và nhận máu.
  • Kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định mang thai, trong thời gian mang thai cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn tắm, cốc uống nước, …) với người mang mầm bệnh.

Bạn có thể tham khảo:

Chi phí khám chữa, xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu tiền?

Như vậy, từ những thông tin do đội ngũ bác sĩ TriGiaLo cung cấp trong khuôn khổ bài viết hôm nay đã giúp quý độc giả không còn băn khoăn về vấn đề bệnh Giang Mai có ngứa không. Nếu vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, các bạn có thể liên hệ ngay với tôi hoặc gọi vào số Hotline 0367402884 để nhận tư vấn về bệnh giang mai trực tiếp và miễn phí nhé!

Ưu đãi 280k
Sức khỏe Online TriGiaLo
Bác sĩ Lê Văn Điển
Bác sĩ Lê Văn Điển là chuyên gia sức khỏe về bệnh nam khoa, bệnh xã hội, bệnh trĩ tại Hà Nội và đang tham vấn tại kênh sức khỏe Online TriGiaLo.

CÁC BÀI VIẾT NÊN TÌM HIỂU

Bạn muốn tư vấn sức khỏe?

Zalo chat
Messenger
Chat với bác sĩ
Hotline
Chat với bác sĩ
Hotline